Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 71 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các

lượng tham gia về các yêu cầu đổi mới hoạt động GDHN cho học sinh THCS thị xã Sa Pa theo chương trình GDPT 2018

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Làm cho CBQL, giáo viên, học sinh và các lực lượng liên quan hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động GDHN đối với quá trình phát triển nghề nghiệp. GDHN có vai trị quan trọng trong hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Thông qua tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giúp các lực lượng tham gia hoạt động GDHN, nhằm phát triển năng lực đội ngũ giáo viên THCS có được nhận thức đầy đủ, rõ ràng về nội dung, hình thức tổ chức và yêu cầu về năng lực cần có của người giáo viên để tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh, đặc biệt là những yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động GDHN theo Chương trình GDPT 2018.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Đối với CBQL các trường THCS: CBQL ở các trường THCS phải gương

mẫu trong việc nắm vững và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và mục đích của hoạt động GDHN cho học sinh THCS. Cần quán triệt và nhận thức đúng, sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoạt động GDHN trong chiến lược đổi mới, phát triển giáo dục hiện nay và đã được khẳng định trong Luật Giáo dục, trong các văn bản, Nghị định, Chỉ thị và các thơng tư về giáo dục có liên quan.

Trên cơ sở đó, BGH, các cán bộ quản lý nhà trường cần chủ động triển khai, cụ thể hóa trong kế hoạch quản lý nhà trường (kế hoạch năm học), xây dựng kế hoạch, chương trình GDHN đặc thù của nhà trường, cũng như trong việc chỉ đạo các hoạt động GDHN cụ thể cho các lớp học sinh.

Mặt khác, BGH các trường THCS cần đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong tập thể nhà trường, gia đình và xã hội về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục của hoạt động GDHN cho học sinh THCS với nhiều hình thức phổ biến đa dạng phong phú... giúp các lực lượng tham gia và học sinh định hướng lại những những định kiến sai lệch hiện nay về việc chọn ngành, chọn nghề theo thu nhập, theo địa vị trong xã hội…

- Đối với đội ngũ thầy, cô giáo: Thầy (Cô) là đội ngũ trực tiếp tổ chức thực

hiện các hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 trong nhà trường. Do vậy, trước hết nhà trường phải tác động làm cho mỗi giáo viên nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt động GDHN trong nhà trường; mỗi giáo viên phải nhận thức được vai trị và trách nhiệm của mình; nhà trường phải đơn đốc, kịp thời khích lệ, cũng như tạo mọi điều kiện cho những giáo viên nào có tâm huyết, tích cực trong tổ chức các hoạt động GDHN. Bản thân mỗi giáo viên phải tự lập kế hoạch cho việc thực hiện các hình thức hoạt động GDHN trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Đồng thời, nhà trường cũng phổ biến các tài liệu, những chủ trương của Đảng và Nhà nước, những văn bản của Bộ, của Sở về việc hướng dẫn hoạt động GDHN cho học sinh.

Các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hoạt động nhận thức về hoạt động hoạt động GDHN, cần tiến hành theo hình thức sau:

+ Cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia chương trình tập huấn bồi dưỡng

kiến thức về GDHN tại cơ sở đào tạo giáo viên được Bộ quy định và tổ chức theo Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới 2018;

+ Chọn và cử giáo viên cốt cán dạy GDHN tham dự các Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ chuyên trách GDHN do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức nhằm cập nhật kiến thức mới, phát triển các kỹ năng GDHN theo Chương trình GDHN 2018.

+ Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ: Mời báo cáo viên là chuyên gia GDHN của Sở, Phòng GD&ĐT, hoặc của các trường đại học, của Bộ GD&ĐThướng dẫn triển khai cho toàn bộ giáo viên GDHN tại từng trường THCS.

Hoặc các BGH thống nhất tổ chức tại một trường THCS, tập trung bồi dưỡng cho nhóm giáo viên cốt cán GDHN của các trường trong thị xã Sa Pa. Sau đó, chính các giáo viên cốt cán này sẽ lại tiếp tục bồi dưỡng cho các giáo viên khác trong trường.

+ Biên soạn tài liệu GDHN cụ thể hóa cho từng bài học, soạn các bài học lồng ghép GDHN trong các bộ môn liên quan (Công nghệ, Mỹ thuật,...), Giáo án ngoại khóa GDHN,... theo chương trình GDHN 2018 và cung cấp tài liệu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên trong trường.

+ Tổ chức một số Hội thảo chun đề về thực hiện Chương trình GDHN 2018 nói chung, về GDHN cho học sinh lớp 9 nói riêng tại cụm trường THCS của thị xã Sa Pa, hoặc tại mỗi trường THCS.

+ Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên GDHN tham quan học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tại các trường THCS có thành tích, kinh nghiệm GDHN tốt.

+ Mạnh dạn giao nhiệm vụ, khuyến khích các giáo viên có kinh nghiệm GDHN, giáo viên trẻ có năng lực nhận thiết kế bài học GDHN, thí điểm tổ chức các hoạt động GDHN ngoại khóa,... từ đó tổ chức trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ GDHN cho đồng nghiệp trong bộ môn, khối lớp.

+ Tổ chức huy động các nguồn lực xã hội (cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân) hợp tác tham gia các hoạt động bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm thiết kế, tổ chức các hoạt động GDHN cho đội ngũ giáo viên...

- Đối với PHHS: đặc biệt PHHS lớp 9 cuối cấp là nhân tố gây ảnh hưởng

lớn đến việc quyết định chọn nghề của các em. Vì vậy, nhà trường cần tạo mọi điều kiện để CMHS nâng cao nhận thức được mục đích và ý nghĩa của cơng tác GDHN trong nhà trường THCS. Thông qua những buổi họp PHHS, các lớp học tập cộng đồng, ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng để tư vấn cho CMHS nhằm đập tan những nhận thức chạy theo bằng cấp, tư tưởng chọn trường và chọn ngành, chọn nghề có thu nhập cao và có địa vị xã hội.

- Đối với chính quyền địa phương: Nắm vững chủ trương và vận dụng thực hiện tốt chính sách, chủ trương của nhà nước về GD&ĐT và GDHN để có kế hoạch chỉ đạo các ngành của địa phương giúp đỡ các nhà trường giảng dạy kỹ thuật, tổ chức lao động sản xuất để hướng nghiệp cho học sinh và sử dụng hợp lý học sinh ra trường. Về phía Hiệu trưởng, cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân địa phương có kế hoạch cụ thể với các Ban ngành, các đoàn thể, các cơ sở sản xuất phối hợp GDHN với nhà trường và sử dụng học sinh tham quan hoặc giới thiệu cá nhân đến chia sẻ nghề nghiệp với học sinh nhà trường.

Nội dung tuyên truyền GDHN phải ngắn gọn, hấp dẫn, bổ ích và cần tập trung phản ánh được nhu cầu và hứng thú học nghề của học sinh hiện nay mà cịn thơng báo chỉ tiêu số lượng và chất lượng, triển vọng của các nghề và công tác dạy học nghề trong những năm tới.

Các hình thức tuyên truyền cần đa dạng: Phối hợp với các trường phổ thơng, các doanh nghiệp, các đồn thể, hội cha mẹ học sinh để tổ chức hội nghị về GDHN dạy nghề phổ thông theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội và sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế và lao động địa phương. Phối hợp với các báo, tạp chí, xây dựng phim phóng sự, phim chuyên đề nhằm phản ánh hoạt động GDHN tiên tiến, gương về “người tốt việc tốt” trong học nghề.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của GDHN cho học sinh lớp 9 cần một số điều kiện sau:

- Hiệu trưởng trường THCS cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của GDHN cho học sinh lớp 9. Từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng về nhận thức cũng như nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Đội - GVCN, GVBM hiểu và biết cách thực hiện tốt khi tổ chức GDHN.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng các Nội dung thi đua GDHN cho học sinh lớp 9 một cách cụ thể từ GVCN, GVBM đến các em học sinh lớp 9.

- Giáo viên phải nhận thức đúng về GDHN cho học sinh lớp 9 và có kế hoạch tuyên truyền thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 71 - 75)