Đánh giá chung về quản lý hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 65 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Đánh giá chung về quản lý hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9ở các

trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Pa

2.4.1. Những kết quả đạt được

- Cán bộ quản lý và giáo viên bước đầu đã có nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động GDHN. Một số CBQL trường THCS rất quan tâm đến

hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9. Một số giáo viên kiêm nhiệm dạy học GDHN đã có ý thức chủ động tìm kiếm các nguồn thơng tin, tài liệu về GDHN để làm phong phú thêm bài giảng, giờ học về GDHN…

- Về công tác lập kế hoạch GDHN cho học sinh lớp 9 của nhà trường: đã lập kế hoạch tổng thể GDHN và kế hoạch GDHN trong kế hoạch năm học; Lập kế hoạch HĐGD NGLL có tích hợp chủ đề hướng nghiệp tồn trường; Lập kế hoạch cơ sở vật chất cho GDHN toàn trường;

- Về tổ chức và chỉ đạo triển khai GDHN lớp 9: đã thực hiện kế hoạch tổ chức, triển khai các hoạt động GDHN theo chủ đề; cho từng học kỳ, năm học và đã đề xuất biện pháp cải thiện tổ chức GDHN sau đánh giá; Xây dựng Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động GDHN;

- Về kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện GDHN cho HS lớp 9: Đã kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN; Đã tổ chức một số cuộc họp sơ kết, rút kinh nghiệm và đôn đốc các tổ chuyên môn và giáo viên tiếp tục thực hiện kế hoạch, Chương trình GDHN cho học sinh THCS nói chung và cho lớp 9 nói riêng,...

2.4.2. Một số điểm yếu và nguyên nhân

2.4.2.1. Một số điểm yếu cần khắc phục

- Công tác lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch cịn hạn chế về năng lực trình độ, có trường cịn chưa thành lập Ban hướng nghiệp; Đội ngũ giáo viên GDHN chưa được đào tạo sâu về chun mơn GDHN nên cịn lúng túng trong phân công nhân lực chuyên trách GDHN.

- Về tổ chức thực hiện GDHN cho học sinh lớp 9, chưa làm tốt công tác xây dựng hệ thống chủ đề GDHN cho khóa học; Cơng tác chỉ đạo triển khai GDHN chưa thật đồng bộ, một số hoạt động GDHN cịn chậm, thậm chí bị cắt bỏ; Khâu đánh giá kết quả GDHN theo khối/lớp 9 còn chưa đồng bộ, nhất quán giữa các giáo viên .

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Do hoạt động GDHN không phải là môn học chính khố, mà chỉ được coi như một hoạt động giáo dục (khơng tính điểm, khơng thi tốt nghiệp), nên đa số học sinh và giáo viên chưa coi trọng, thậm chí chỉ thực hiện “cho có”.

- Do nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDHN và phân luồng cho học sinh lớp 9 chưa đầy đủ. Hoạt động GDHN tại các trường THCS ở thị xã Sa Pa hiện nay chủ yếu mới dừng lại ở việc định hướng học sinh chọn trường THPT, chứ chưa thực hiện được mục đích phân luồng.

- Về đội ngũ quản lý GDHN còn hạn chế. Một số chưa qua lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao về công tác quản lý GDHN, chưa nắm rõ những yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức của Chương trình GDHN mới. Sự phối hợp giữa các trường THCS với các tổ chức, cá nhân, ban ngành đồn thể ở địa phương trong việc thực hiện cơng tác GDHN cho học sinh nhìn chung cịn yếu.

- Về đội ngũ giáo viên: Các trường THCS ở thị xã Sa Pa đều chưa có đội ngũ giáo viên phụ trách công tác GDHN, chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm. Nhiều giáo viên chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về GDHN. Chất lượng chuyên môn của một số giáo viên kiêm nhiệm GDHN chưa cao.

- Cơ sở vật chất: Tài liệu GDHN cho giáo viên, cho học sinh còn thiếu

thốn. Điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí đầu tư cho hoạt động GDHN còn hạn chế. Trong thư viện hầu như khơng có sách về hoạt động GDHN cho học sinh, kể cả cho học sinh lớp 9.

- Học sinh lớp 9 thị xã Sa Pa hầu hết chỉ nghĩ đến học THPT nên chưa

nhận thức rõ vai trò của hoạt động GDHN. Các em cịn rất thiếu thơng tin về về nghề nghiệp, nhu cầu tuyển dụng…

Kết luận chương 2

Hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Pa những năm qua đã được BGH các trường quan tâm triển khai thực hiện với mục tiêu, nội dung phù hợp với mục tiêu của cấp học. Tuy nhiên còn hạn chế ở một số điểm nội dung, hình thức tổ chức. Trong luận văn đã chỉ ra một số nhược điểm và nguyên nhân. Trong đó nổi bật một số vấn đề:

Cơng tác quản lý cịn một số nhược điểm, mà nguyên nhân chủ yếu là do năng lực quản lý của CBQL còn hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng đội ngũ CBQL, giáo viên; Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức GDHN như thực trạng hiện nay sẽ khó đáp ứng yêu cầu đổi mới GDHN lớp 9 theo chương trình GDPT 2018 sắp triển khai.

Từ đó, đối chiếu các định hướng và yêu cầu của chương trình GDHN cho học sinh lớp 9 theo Chương trình GDPT 2018, cho thấy BGH các trường THCS thị xã Sa Pa cần xem xét giải quyết một số vấn đề:

Cần rà sốt tình hình thực tế đội ngũ giáo viên tham gia GDHN, nhất là việc chuẩn bị cho GDHN lớp 9 sắp tới. Trên cơ sở đó cần tiếp tục tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho CBQL, giáo viên và các lực lượng tham gia GDHN ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu mới;

Công tác lập kế hoạch hoạt động GDHN nói chung, cho học sinh lớp 9 ở nói riêng cần sâu sát hơn, chủ động hơn và bám sát yêu cầu đổi mới rất cao của chương trình GDHN mới đang triển khai từ năm học 2019-2020;

Công tác tổ chức các hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 ở THCS thị xã Sa Pa cần được sớm quan tâm chuẩn bị ngay từ năm học 2020- 2021 về mọi mặt: Đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình GDHN lồng ghép, tích hợp qua các mơn học, các hoạt động trải nghiệm,...

Đây là những cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 theo định hướng chương trình GDPT 2018 tại các trường THCS thị xã Sa Pa ở Chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN

CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ SA PA THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)