Nội dung của hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung của hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS theo

trình GDPT 2018

Nội dung hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở cấp THCS gồm 4 mạch nội dung: - Định hướng phát triển KT-XH của địa phương, cả nước.

- Nhu cầu về thị trường lao động.

- Thông tin nghề nghiệp và cơ sở đào tạo.

- Năng lực bản thân, hồn cảnh và truyền thống nghề nghiệp gia đình. - Lập kế hoạch lựa chọn hướng đi và chọn nghề sau tốt nghiệp THCS. - Những nội dung được thể hiện thành những chủ đề trong chương trình. Trong một số chủ đề, học sinh phải lập kế hoạch lựa chọn hướng đi và chọn nghề

sau khi tốt nghiệp THCS (và THPT). Nội dung chương trình lớp 9 giúp học sinh có được những kiến thức cơ sở.

Yêu cầu khi thực hiện nội dung hướng nghiệp ở lớp 9 trường THCS:

Nội dung GDHN phải đáp ứng mục tiêu giáo dục THCS: góp phần hình

thành nhân cách học sinh, giáo dục tồn diện học sinh, rèn tính năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với tình huống, linh hoạt thích ứng với cơng việc, ngành nghề xã hội có nhu cầu sát hợp với nguyện vọng bản thân. Nội dung GDHN phải có tính mềm dẻo, phân hóa: GDHN phải được tiến hành dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích, nguyện vọng, các điều kiện...nhằm phát triển tốt nhất cho người học. Tăng thời lượng thực hành, thực tế, tham quan, trang bị các tri thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp. GDHN có tính phân hóa đáp ứng u cầu đào tạo và phân công lao động xã hội để mỗi thành viên đóng góp hiệu quả nhất trong cơng việc trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường.

Nội dung GDHN mang tính cơ bản, thiết thực: GHDN phải chỉ rõ cho

người học có nhận thức đúng đắn về vai trị định hướng nghề nghiệp mà xã hội đang cần, đồng thời giúp các em lựa chọn hướng đi của mình một cách tốt nhất, phù hợp với năng lực học tập và sở trường của mình. Đối với các em có học lực khá tốt được đánh giá qua các kỳ kiểm tra, các kỳ thi thì tiếp tục học lên và đi vào các trường đại học. Các em có học lực hạn chế được hướng nghiệp để lựa chọn con đường học nghề phù hợp với khả năng của mình, các em sẽ có tương lai rõ ràng hơn, một môi trường học tập tốt để trở thành cơng dân có ích cho xã hội và cho bản thân.

Nội dung GDHN phải gắn với cuộc sống, đáp ứng mục tiêu giáo dục: học

sinh phải hiểu rõ bản thân mình từ sở thích, khả năng, có tính đến giá trị nghề nghiệp. Vì mỗi người không thể tách riêng độc lập mà sống trong môi trường bao gồm các yếu tố tác động xung quanh bên ngồi như: gia đình, bạn bè, cộng đồng xã hội, môi trường kinh tế, giáo dục,… Các yếu tố này có liên quan mật

thiết đến định hướng nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp bản thân.

Nội dung GDHN vừa sát với thực tiễn nhu cầu xã hội, vừa phù hợp với khả năng, sở thích, điều kiện hồn cảnh gia đình, có như vậy thì nghề chọn sẽ dễ

thành công và bản thân mới phát triển hết tiềm năng chuyên môn đối với nghề nghiệp. Để xác định đúng đắn việc chọn nghề, GDHN cần cho học sinh tiếp cận với ngành nghề địa phương có nhu cầu thông qua các kênh thông tin, truyền thông, tài liệu GDHN của thầy cô giáo giảng dạy. Hơn nữa, một nội dung rất quan trọng là cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất, cơ quan xí nghiệp ở địa phương để các em có cơ hội tìm hiểu định hướng tương lai nghề nghiệp của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 27 - 29)