Vai trò của nhà trường THCS trong hoạt động GDHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Vai trò của nhà trường THCS trong hoạt động GDHN

- Hoạt động GDHN trong nhà trường THCS không chỉ giúp các trường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Từ trước đến nay, hoạt động GDHN cho học sinh luôn được cả xã hội quan tâm. Trong đó, Chính phủ đã cụ thể hóa bằng các văn bản hành chính như: Quyết định 126/CP về “Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh THCS, THPT tốt nghiệp ra trường”; Nghị định 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

Theo Chương trình GDPT mới (2018): GDHN trong chương trình GDPT bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm cung cấp tri thức về nghề nghiệp và thị trường lao động cho học sinh, giúp học sinh tự đánh giá sở trường, nguyên vọng, quan niệm về giá trị và điều kiện của bản thân, từ đó lựa chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp và có ý thức chuẩn bị cho việc thực hiện sự lựa chọn đó.

Chương trình GDPT phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Nội dung GDHN được lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục. Trong đó, có ưu thế và thể hiện vai trò rõ ràng về hoạt động GDHN là các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

GDHN trong chương trình GDPT mới được thực hiện chủ yếu ở các năm học cuối của THCS và toàn bộ giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT)với những môn học, chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung GDHN trong chương trình mới

cũng phản ánh được xu hướng dịch chuyển ngành nghề trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả của hoạt động GDHN, Chương trình GDPT tổng thể xác định rõ năng lực định hướng nghề nghiệp cũng như các yêu cầu cần đạt cho năng lực này ở từng cấp học. Trên cơ sở đó, các môn học, hoạt động giáo dục xác định cơ hội vả nêu yêu cầu cần đạt cụ thể về GDHN trong môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm, tính chất của môn học để thực hiện thống nhất trong cả nước.

Như vậy có thể thấy, vai trò của nhà trường THCS trong hoạt động GDHN rất quan trọng, nhà trường sẽ thực hiện hoạt động định hướng nhằm đảm bảo các nội dung, phương pháp và hình thức GDHN cho học sinh lớp 9 được lĩnh hội và từ đó giúp đạt được mục tiêu của giáo dục.

1.4. Hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS theo chương trình giáo dục phổ thông (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 25 - 26)