Quản lý hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 35 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Quản lý hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS

1.5.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN học sinh lớp 9 THCS

Nhiệm vụ trọng tâm của người Hiệu trưởng là làm thế nào để giáo viên, nhân viên biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chương trình hoạt động GDHN trong trường.

Kế hoạch hoạt động GDHN bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình, xác định từng bước thực hiện, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ hoạt động GDHN. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN giúp người Hiệu trưởng tập trung chú ý vào mục tiêu hoạt động GDHN, dự kiến khả năng ứng phó với những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động GDHN trong trường. Đồng thời, tạo điều kiện cho

người Hiệu trưởng dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia hoạt động GDHN.

* Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình học tập các mơn học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN cho từng khối lớp hoặc toàn trường và chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện.

- Phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết, thể hiện: + Tên, nội dung kế hoạch;

+ Mục tiêu của hoạt động: rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của học sinh THCS,...

+ Nội dung của hoạt động GDHN: cần phù hợp và có mối quan hệ với hoạt động thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương hoặc quốc gia trong tương lai;

+ Đối tượng tham gia: Cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan;

+ Nguồn lực hỗ trợ: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường;

+ Thời gian thực hiện: Ngày, tuần, tháng, học kỳ; + Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động GDHN:

- Phải đảm bảo tính khả thi: kế hoạch xây dựng cần gắn với nguồn lực thực hiện và tổ chức được GDHN cho học sinh THCS.

- Phải đảm bảo tính mới: Chương trình GDHN thể hiện được sự khác biệt, mới lạ so với các chương trình GDHN đã thực hiện trước đó nhưng đảm bảo theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới về GDHN.

1.5.2. Tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS

Thực tế cho thấy hiện nay, một trong những khâu quan trọng của việc quản lý hoạt động GDHN chính là tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN ở các trường phổ thơng. Việc cụ thể hóa kế hoạch, chương

trình thực hiện theo từng thời điểm nhất định, phân công trách nhiệm từng thành viên và việc thực hiện kế hoạch đến đâu, hiệu quả ra sao đều phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN của Hiệu trưởng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN, có thể xảy ra những tình huống ngồi dự kiến của kế hoạch, cần có sự điều chỉnh kịp thời để đạt đến mục tiêu.

Trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng hồn thành tốt nhiệm vụ.

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức GDHN cho giáo viên nếu thấy cần thiết, huy động và phân phối các nguồn lực để tiến hành GDHN cho học sinh. Việc huy động các nguồn tài chính để tổ chức GDHN cho học sinh bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau như: ngân sách nhà nước, cha mẹ học sinh đóng góp, các cá nhân, đơn vị ngoài trường tài trợ,...

- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện GDHN diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đồn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, cơ sở đào tạo nghề.

1.5.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS

- Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban hướng nghiệp vào đầu năm học, xác định vấn đề và lựa chọn phương án hoạt động hướng nghiệp, chọn thành viên trong ban có tri thức và kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hướng nghiệp, truyền đạt quyết định hướng nghiệp đến các thành viên trong trường

- Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch hoạt động GDHN vào đầu năm học, phát hiện vấn đề và đề ra nhiệm vụ hướng nghiệp một cách chính thức, dự kiến các phương án hướng nghiệp thay thế, so sánh các phương án dựa trên tiêu chuẩn GDHN đã xác định.

- Lập kế hoạch và thực hiện chương trình GDHN theo quy định của Bộ GD&ĐT; GVCN khối lớp căn cứ vào kết quả học tập định kỳ hằng tháng có nhận

định, định hướng học tập của học sinh phù hợp sau tốt nghiệp.

- Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN thường xuyên của giáo viên như: Xây dựng kế hoạch cá nhân có nội dung GDHN cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm ứng với các nội dung (theo môn học, liên môn, giáo dục đạo đức, lối sống, hoạt động xã hội, mô phỏng,…).

- Xây dựng nội dung GDHN và địa điểm thực hiện (hoạt động diễn ra ở đâu, của lớp nào, như thế nào? vai trò của giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm ? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định khơng ? ý thức tự quản của học sinh ra sao ?...).

- Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm, chủ đề (lớp có tham gia hay khơng ? mức độ tham gia thế nào? kết quả ra sao ?...).

- Chỉ đạo giáo viên phối hợp các lực lượng khác như: cán bộ phụ trách Đội, cha mẹ học sinh để thực hiện chương trình và kế hoạch GDHN, phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc tổ chức hoạt động GDHN (đặc biệt cơ sở đào tạo nghề) cho học sinh; chỉ đạo giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDHN cho học sinh THCS.

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDHN: hoạt động GDHN càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDHN để thu hút học sinh tham gia hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh GDHN ngoài thực tế và nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình hoạt động GDHN - Tổng kết việc thực hiện quyết định GDHN, đánh giá, rút kinh nghiệm.

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS

Trước hết phải xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN; đánh giá hoạt động GDHN một cách thường xuyên và theo định kỳ; thông qua đánh giá của giáo viên tham gia hoạt động GDHN; phối hợp

các phương pháp đánh giá hoạt động GDHN.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN: Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả GDHN sát với mục đích

yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm, gắn với mục tiêu chương trình biên soạn của GDHN phù hợp với lưa tuổi THCS.

- Đánh giá hoạt động GDHN một cách thường xuyên và theo định kỳ: hoạt động GDHN phải được đánh giá một cách thường xuyên như đánh giá hàng tuần hoặc hàng tháng để rút kinh nghiệm về những gì đã, sẽ và chưa làm được để phát huy hiệu quả cho hoạt động này.

- Thông qua đánh giá của giáo viên tham gia hoạt động GDHN: Giáo viên là một lực lượng quan trọng vì chính họ là người tổ chức, là người tư vấn và cũng chính lực lượng này rất gần gũi với các em. Họ hiểu được nguyện vọng và nhu cầu về nghề nghiệp của các em.

- Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh về các nội dung hoạt động GDHN để nắm được mức độ tiếp nhận và vận dụng kiến thức của học sinh THCS

lĩnh hội được từ chương trình GDHN, cung cấp cho học sinh những phản hồi thông tin giúp điều chỉnh hoạt động của mình trong định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho mình.

- Kiểm tra hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của chương trình GDHN.

- Kết thúc quá trình kiểm tra đánh giá Hiệu trưởng phải tổ chức rút kinh

nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động GDHN,

qua đó cơng nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)