Xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN học sinh lớp 9 THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN học sinh lớp 9 THCS

Nhiệm vụ trọng tâm của người Hiệu trưởng là làm thế nào để giáo viên, nhân viên biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chương trình hoạt động GDHN trong trường.

Kế hoạch hoạt động GDHN bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình, xác định từng bước thực hiện, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ hoạt động GDHN. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN giúp người Hiệu trưởng tập trung chú ý vào mục tiêu hoạt động GDHN, dự kiến khả năng ứng phó với những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động GDHN trong trường. Đồng thời, tạo điều kiện cho

người Hiệu trưởng dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia hoạt động GDHN.

* Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình học tập các môn học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN cho từng khối lớp hoặc toàn trường và chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện.

- Phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết, thể hiện: + Tên, nội dung kế hoạch;

+ Mục tiêu của hoạt động: rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của học sinh THCS,...

+ Nội dung của hoạt động GDHN: cần phù hợp và có mối quan hệ với hoạt động thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương hoặc quốc gia trong tương lai;

+ Đối tượng tham gia: Cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan;

+ Nguồn lực hỗ trợ: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường;

+ Thời gian thực hiện: Ngày, tuần, tháng, học kỳ; + Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động GDHN:

- Phải đảm bảo tính khả thi: kế hoạch xây dựng cần gắn với nguồn lực thực hiện và tổ chức được GDHN cho học sinh THCS.

- Phải đảm bảo tính mới: Chương trình GDHN thể hiện được sự khác biệt, mới lạ so với các chương trình GDHN đã thực hiện trước đó nhưng đảm bảo theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới về GDHN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 35 - 36)