1061.5.1 Các sai lầm cần tránh để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhân viên

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân sự (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 38 - 39)

1. Đánh giá thực hiện công việc Khái niệm và vai trò

1061.5.1 Các sai lầm cần tránh để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhân viên

1.5.1. Các sai lầm cần tránh để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhân viên

Theo Dessler, các sai lầm thƣờng mắc phải trong đánh giá thực hiện cơng việc của nhân viên gồm có:

- Tiêu chuẩn không rõ ràng: Hội đồng đánh giá cần phân định rõ yêu cầu,

sự khác biệt ở các mức độ xuất sắc, khá, trung bình, yếu và kém. Trong thực tế, nhiều khi nhân viên không biết họ cần những kỹ năng nào và làm đƣợc những gì để đƣợc xếp vào loại xuất sắc hoặc khá,... Đôi khi cả ngƣời đánh giá và nhân viên đều khơng có khái niệm chính xác về cách thức phân loại, do đó, nhân viên khơng cố gắng phấn đấu để đạt loại xuất sắc. Khi tiêu chuẩn không rõ ràng và cụ thể, sẽ dẫn đến tình trạng cùng mức độ thực hiện công việc, nhƣng nhân viên ở bộ phận này đƣợc đánh giá là xuất sắc, còn nhân viên ở bộ phận khác bị coi là trung bình hoặc các thành viên trong hội đồng có đánh giá hồn tồn khác nhau về cùng một nhân viên.

- Lỗi thiên kiến: Nhiều lãnh đạo có xu hƣớng đánh giá nhân viên chỉ dựa

vào một yếu tố, một đặc điểm nào đó nỗi trội của nhân viên. Ví dụ, lãnh đạo có thể đánh giá nhân viên rất tốt căn cứ vào khả năng giao tiếp, khả năng thể thao văn nghệ.... của nhân viên.

- Xu hướng thái quá: Một số lãnh đạo có xu hƣớng đánh giá tất cả nhân

viên đều theo một xu hƣớng quá cao hoặc quá thấp. Tất cả đều không đạt yêu cầu hoặc tất cả đều rất tốt. Cách đánh giá này khiến nhân viên bi quan hoặc tự thỏa mãn với mình và khơng muốn cố gắng phấn đấu để thực hiện cơng việc tốt hơn.

- Xu hướng trung bình chủ nghĩa: Đây là cách đánh giá tất cả nhân viên

đều trung bình, khơng ai tốt hẵn cũng khơng có ai yếu kém, mọi ngƣời đều nhƣ nhau. Điều này đã gây trở ngại cho việc đánh giá và bồi dƣỡng khả năng thăng tiến cho nhân viên, không động viên đƣợc những cá nhân thực sự có năng lực giỏi.

- Lỗi định kiến: Lỗi này thƣờng xảy ra khi lãnh đạo có định kiến về những

sự khác biệt giữa các cá nhân nhƣ tuổi tác, quê qn, giới tính...Ví dụ, một nhà lãnh đạo có thể có định kiến với các nữ hộ lý ở tuổi ngồi 40, khi đó, những hộ lý ở tuổi này thƣờng sẽ bị đánh giá chung là không tốt. Tƣơng tự, một lãnh đạo có thể có ấn tƣợng khơng tốt về một nhân viên cũ q ở vùng X, sau đó, ơng sẽ đánh giá tất cả những nhân viên khác quê ở vùng X là không tốt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân sự (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)