Giao tiếp, ứng xử của nhà quản trị trong quan hệ lao động 1 Mục đích giao tiếp của nhà quản trị

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân sự (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 87 - 92)

- Một số điều nên tránh:

5. Giao tiếp, ứng xử của nhà quản trị trong quan hệ lao động 1 Mục đích giao tiếp của nhà quản trị

5.1. Mục đích giao tiếp của nhà quản trị

Giúp nhà quản trị chuyển tải đƣợc những dự định, thông điệp của mình tới đồng nghiệp, nhân viên;

• Thơng qua giao tiếp nhà quản trị nhận đƣợc những thông tin phản hồi từ phía nhân viên;

• Giao tiếp giúp nhà quản trị duy trì đƣợc mối quan hệ tốt đẹp với mọi ngƣời trong doanh nghiệp.

5.2. Những yếu tố liên quan tới giải quyết mối quan hệ lao động trong DN

Để giải quyết tốt mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp và giao tiếp thành công nhà quản trị cần hiểu đƣợc hành vi ứng xử của nhân viên/ngƣời lao động.

Hành vi của các cá nhân trong tổ chức thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau:

- Khả năng: tinh thần, thể lực và khả năng thích ứng với cơng việc;

- Đặc điểm, q trình của cá nhân: tuổi tác, giới, tình trạng gia đình, thâm niên làm việc, kinh nghiệm…

- Nhân cách: tính cách cá nhân do yếu tố di truyền, mơi trƣờng, hồn cảnh cụ thể…

- Nhận thức: nhận thức của cá nhân (trên cơ sở động cơ, kỳ vọng và kinh nghiệm bản thân);

- Giá trị: mỗi cá nhân đều có hệ thống giá trị riêng (sự tự trọng, trung thực, tuân thủ, bình đẳng…);

- Thái độ: sự thỏa mãn trong cơng việc, sự gắn bó với cơng việc và doanh nghiệp. Trên thực tế, nhân viên/ngƣời lao động thƣờng phàn nàn về việc thiếu sự

156 quan tâm và lắng nghe của các nhà quản trị đối với những quan điểm, ý kiến mà quan tâm và lắng nghe của các nhà quản trị đối với những quan điểm, ý kiến mà họ đƣa ra.

Theo lời khuyên của các chuyên gia nguồn nhân lực, các nhà quản trị nên:

- Chú ý lắng nghe những ngƣời lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và "học cách lắng nghe sao cho tốt hơn".

- Dành thời gian và nên có những cuộc gặp từng ngƣời – thành viên trong bộ phận, nhóm làm việc.

- Nên nói về con đƣờng nghề nghiệp của nhân viên và nhà quản trị đang đồng hành với họ trong việc triển khai, phát triển công việc.

5.3. Nghiên cứu động lực kích thích ngƣời lao động

Để có thể giao tiếp, ứng xử đúng, nhà quản trị cần nghiên cứu các lý thuyết về động lực kích thích cá nhân:

- Lý thuyết nhu cầu theo thứ bậc: Abraham H. Maslow đã đƣa ra lý thuyết

về nhu cầu của con ngƣời xuất hiện theo thứ bậc từ thấp lên cao.

- Lý thuyết X và : Lý thuyết này do McGregor đƣa ra năm 1960. Ông

cho rằng có hai loại nhà quản trị:

+ Nhà quản trị theo lý thuyết X cho rằng cơng nhân – ngƣời lao động có nhu cầu ở cấp bậc thấp nhiều hơn, đối với một ngƣời bình thƣờng thì:

• Tự bản thân khơng thích cơng việc (ngại áp lực cơng việc); • Bản chất lƣời biếng, vơ trách nhiệm, vơ kỷ luật và ích kỷ ;

• Thích an nhàn, lãnh đạm (không quan tâm) tới nhu cầu và mục tiêu của tổ chức;

• Muốn lảng tránh trách nhiệm (vơ can).

+ Nhà quản trị theo thuyết Y cho rằng cơng nhân – ngƣời lao động có nhu cầu bậc cao nhiều hơn, họ cho rằng một ngƣời bình thƣờng thì:

• Quan tâm đến cơng việc, muốn làm việc;

• Tự gắn bó với cơng việc để đạt đƣợc mục tiêu, mục đích của tổ chức; • Làm việc có năng suất với mức độ kiểm sốt, đe dọa trừng phạt ở mức tối

thiểu (chủ động làm việc tích cực).

- Lý thuyết 2 nhân tố: Lý thuyết 2 nhân tố của nhà tâm lý học Frederic Herzberg đề ra năm 1959 còn đƣợc gọi là lý thuyết nhân tố động viên và nhân tố

157 lành mạnh. Ơng cho rằng có những nhân tố nếu có thì con ngƣời sẽ khơng bất lành mạnh. Ơng cho rằng có những nhân tố nếu có thì con ngƣời sẽ khơng bất mãn. Đó chỉ là những nhân tố lành mạnh hay yếu tố duy trì. Cịn những nhân tố kích thích con ngƣời làm việc hăng hái hơn. Đó mới là các yếu tố động viên thực sự.

+ Yếu tố lành mạnh:

• Chính sách của doanh nghiệp và sự quản trị của doanh nghiệp; • Lƣơng, thƣởng và phúc lợi;

• Chất lƣợng của cơng tác kiểm tra; • Mối quan hệ với đồng nghiệp; • An tồn, n thân trong cơng việc; • Địa vị;

• Cuộc sống cá nhân; • Điều kiện làm việc. + Yếu tố động viên:

• Cảm giác hồn thành cơng việc • Cơng việc địi hỏi sự phấn đấu • Bản thân cơng việc;

• Viễn cảnh của nghề nghiệp; • Trách nhiệm;

• Cơ hội đƣợc cấp trên nhận biết.

5.4. Những điều nhà quản trị cần biết trong quan hệ, đối xử với nhân viên

Để mối quan hệ giữa nhà quản trị và các nhân viên trong doanh nghiệp đƣợc tốt đẹp, nhà quản trị cần phải có một số đức tính khả dĩ ngƣời khác chấp nhận, đƣợc quý mến và nể trọng. Nhà quản trị cần phải có một số đức tính tốt nhƣ: Khiêm tốn, tự tin, ý chí và nghị lực; quan tâm đến ngƣời khác, cƣơng quyết nhƣng khơng cứng nhắc, có triết lý sống phù hợp. Có những hành vi ứng xử tích cực đối với cả cấp trên và cấp dƣới.

Con ngƣời chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng sống từ đó hình thành nên nhân cách cá nhân, khả năng làm việc, khả năng học hỏi nhận thức, giá trị và thái độ tích cực của mỗi cá nhân đó. Để giảm thiểu những kết quả không mong muốn cho nhà quản trị trong những trƣờng hợp nhân viên khơng hành động bằng lý chí mà bằng cảm tính, bản năng, nhà quản trị cần phải biết nhìn xa trơng

158 rộng đề phịng khi thấy những ngƣời cùng có tham vọng nhƣ nhau về cùng một rộng đề phịng khi thấy những ngƣời cùng có tham vọng nhƣ nhau về cùng một vấn đề và phải hiểu đƣợc kẻ thù đáng sợ nhất đối với mình là ai.

Để có thái độ ứng xử khơng mất lịng ngƣời khác, nhà quản trị cần phải tâm niệm rằng “muốn đƣợc lòng mọi ngƣời là khơng đƣợc lịng ai cả”. Vấn đề khó là ở chỗ đó. Do vậy, nhà quản trị cần nên theo phƣơng châm: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” (trách mình trƣớc, trách ngƣời sau), “Kỷ sở bất dục vật thi ƣ nhân” (cái gì mình khơng muốn ngƣời khác làm cho mình thì mình đừng làm thế với họ).

Trong các hoạt động giao tiếp công việc hàng ngày nhà quản trị không nên quá để ý tiểu tiết mà bắt bẻ chỉ trích nhân viên cũng khơng nên nói đùa hay châm chọc họ thái quá trƣớc đám đông khiến họ cảm thấy đang bị chạm vào tính sĩ diện, tự ái cá nhân thậm chí họ có thể nghĩ rằng mình bị hạ thấp. Nhà quản trị không nên thể hiện thái độ ghen tức với nhân viên cấp dƣới của mình. “Khơn cũng chết, Dại cũng chết, Biết mới sống”. Đó là triết lý sống mà Trang Tử đã dạy cho đệ tử của ông. Nhà quản trị nếu hiểu đƣợc rõ triết lý này và vận dụng linh hoạt vào thực tế công việc của mình sẽ giảm bớt đáng kể những khó khăn rắc rối có thể xảy ra.

- Thái độ ứng xử để đắc nhân tâm:

Nhà quản trị muốn duy trì tốt mối quan hệ nhân sự trong cơ quan tổ chức cần phải biết đến nghệ thuật đắc nhân tâm. Sau đây là một số hành vi ứng xử mà nhà quản trị có thể tham khảo và áp dụng:

+ Thành thật quan tâm đến ngƣời khác; + Biết lắng nghe;

+ Giữ thái độ thân thiện;

+ Nói chuyện về sở thích, hồi bão của ngƣời khác; + Làm cho ngƣời đối thoại thấy tầm quan trọng của họ; + Cho họ biết họ đã làm đƣợc những gì và chƣa làm đƣợc gì.

- Nghệ thuật khuyến khích nhân viên

Muốn khuyến khích nhân viên của mình làm việc hăng hái hơn, ngoài phong cách quản trị, kỹ năng quản trị, bố trí đúng ngƣời – đúng chỗ – đúng lúc, lƣơng bổng và đãi ngộ công bằng…, nhà quản trị cần phải biết một số nghệ thuật. Nghệ thuật ở đây khơng có nghĩa là xảo trá, thủ thuật mà là ứng xử xuất phát từ đáy lòng, nhƣ:

159 + Để họ tin rằng họ hành động hoàn toàn theo sáng kiến của họ; + Để họ tin rằng họ hành động hoàn toàn theo sáng kiến của họ;

+ Áp dụng bí quyết của Socrate – làm cho họ đồng ý ngay từ đầu; + Đặt mình vào vị trí của họ;

+ Gợi những tình cảm tốt đẹp, cao thƣợng nơi họ;

+ Khen những tiến bộ, sáng kiến mà họ tạo ra dù là nhỏ; + Phong cho họ chức vụ hay tƣớc hiệu;

+ Giúp họ tạo dựng thanh danh; + Biết từ chối một cách tế nhị;

+ Hãy giao cho họ những cơng việc có tính chất thách đố nếu áp dụng tám phƣơng pháp trên mà khơng có hiệu quả.

- Nghệ thuật sửa sai

Một trong những chức năng quan trọng của các cấp quản trị là chức năng kiểm tra. Khi kiểm tra, nếu phát hiện những sai trái của nhân viên, nhà quản trị cần phải biết cách sửa sai. Muốn sửa sai, nhà quản trị cần phải:

+ Hiểu rõ bản chất của vấn đề; + Giữ thể diện cho ngƣời sai lỗi;

+ Chỉ cho họ thấy chỗ sai chứ khơng phải chỉ trích chê bai họ; + Nói đến ƣu điểm của ngƣời đó trƣớc khi phê bình.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp là gì?

2. Cơng đồn có thể giúp gì cho cơng nhân/ngƣời lao động?

3. Nhà quản trị cần lƣu ý những vấn đề gì khi có tranh chấp lao động xảy ra trong doanh nghiệp?

4. Những nội dung công việc thƣờng phải giải quyết trong doanh nghiệp liên quan đến ngƣời lao động là gì?

5. Trong doanh nghiệp, nhà quản trị cần có những kinh nghiệm ứng xử nhƣ thế nào để giải quyết tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp và nhân viên?

160

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hữu Thân (2006), Quản trị nhân sự - NXB Thống kê. (Tài liệu chính)

[2]. Phạm Thế Tri (2005) - Quản trị nhân sự - Trƣờng Đại học Cần Thơ. [3]. Trần Kim Dung, (2016) - Quản trị nguồn nhân lực – NXB Tài chính. [4]. Hƣơng Huy biên dịch (2007) - Quản trị nguồn nhân lực 1, 2 - NXB GTVT.

[5]. Trần Xuân Hải, Trần Đức Lộc (2013) – Quản trị nguồn nhân lực – NXB Tài chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhân sự (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)