Tìm hiểu chung 1 Tác giả

Một phần của tài liệu giáo án lớp 11 (Trang 143 - 146)

1. Tác giả

* Cuộc đời

- Hoài Thanh (1909-1982), tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên.

- Quê: Nghi Lộc- Nghệ An.

- Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo yêu nước.

- Hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hoá văn nghệ, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng.

nào? các tác phẩm?

- GV giảng: Để viết đựoc Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã đọc tác phẩm của hơn 1000 nhà thơ trong hồn cảnh bị quản thúc ở Thanh Hố. Ông đã tuyển chon hơn 40 nhà thơ tiêu biểu. Điiêù đó cho thấy tâm huyết của Hoài Thanh với thi ca dân tộc. Ông đã sống trong phong trào thơ mới, là con người của thơ mới nên đã đưa ra nhiều nhận xét xác đáng: “Xuân Diệu nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”; “Huy Cận đi lượm lặt chút buồn rơi rác của nhân gian để sáng tạo nên những vần thơ ảo não”

? Vị trí của bài tiểu luận trong cuốn Thi nhân Việt Nam?

? Nhận xét về bài tiểu luận của Hồi Thanh?

? Vị trí của đoạn trích trong bài tiểu luận?

- GV gọi HS đọc. Chú ý đọc với giọng rõ ràng mạch lạc, khúc chiết nhưng tha thiết, sâu lắng.

?: Đoạn trích có thể được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?

- Hoài Thanh viết văn từ những năn 30 của thế kỉ XX.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất: Thi nhân Việt Nam. - Là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

- Được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

2. Tiểu luận: “Một thời đại trong thi ca”

- Vị trí: Nằm ở đầu Thi nhân Việt Nam, sau hai trang “Cung chiêu anh hồn Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu- người đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hồ nhạc tân kì đang sắp sửa”, trước phần hợp tuyển các nhà thơ mới. - Nhận xét:

+ Bài tiểu luận hết sức công phu, phong phú, đã tổng kết tinh tế, uyên bác về phong trào thơ mới từ hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển, các tác giả tác phẩm tiêu biểu… đặt trong mối quan hệ với thơ cũ, với thời đại, xã hội và tâm lí lớp thanh niên đương thời.

+ Bài tiểu luận là áng văn nghị luận dạt dào chất thơ của một tâm hồn nghệ sĩ suốt đời lấy hồn tôi để hiểu hồn người với khát vọng thành thực và trong sáng vơ ngần.

3. Đoạn trích: “Một thời đại trong thi ca”

- Vị trí: Nằm ở cuối bài tiểu luận, giải quyết vần đề cốt tuỷ nhất: Tinh thần thơ mới.

- Đọc:

-Bố cục: 3 phần

+ P1: “…nhìn vào đại thể”: Nêu vấn đề đi tìm tinh thần thơ mới.

+P2: “Cứ đại thể… thanh niên”: Phân tích, chứng minh, lí giải tinh thần thơ mới.

+ P3: Còn lại: Con đường giải quyết bi kịch của các nhà thơ mới.

? Nhận xét về bố cục của bài?

?: Vấn đề của đoạn trích là gì? Hệ thống luận điểm triển khai vấn đề nghị luận?

?: Cái khó nhất trong việc xác định tinh thần Thơ mới là gì?

?: Nhận diện tinh thần Thơ mới Hồi Thanh đưa ra quan điểm gì?

?: Em có nhận xét gì về quan điểm của nhà văn?

- Nhận xét: Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, đồng thời phóng khống, thanh thốt.

II. Đọc- hiểu văn bản

- Vấn đề đoạn trích: Tinh thần thơ mới. Đây là nội dung bản chất, cốt lõi, chi phối toàn bộ thơ mới.

- Tác giả triển khai vấn đề bằng ba luận điểm: + Quan điểm của tác giả trong việc xác định tinh thần thơ mới.

+ Tinh thần thơ mới là ở cả chữ tôi. + Cách giải quyết bi kịch cái tôi thơ mới.

1. Quan điểm của tác giả trong việc xác địnhtinh thần Thơ mới. tinh thần Thơ mới.

- Khó khăn: Thơ mới và thơ cũ khơng có sự phân biệt rạch rịi dễ nhận ra. Trong Thơ mới, Thơ cũ đều có những bài hay, bài dở, bài hay ít, bài dở nhiều. Đó là khó khăn phức tạp nhất. - Quan điểm của Hồi Thanh:

+ Không căn cứ vào cục bộ và bài dở (Vì cái dở chẳng tiêu biểu cho cài gì hết).

+ Phải căn cứ vào đại thể (khái quát bản chất phổ biến nổi bật) và bài hay.

- Lí do: “Cái cũ và cái mới vẫn nối tiếp nhau thay đổi, thay thế nhau: Hôm nay phôi thai từ hôm qua, và trong cái mới vẫn cịn rơi rớt ít nhiều cái cũ.”

- Nhận xét: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu. Nhưng không so sánh tỉ mỉ, vụn vặt, cá thể mà so sánh thời đại cùng thời đại và so sánh trên đại thể.

Đây là quan điểm đúng đắn, khoa học mà tác giả đặt ra ngay từ đầu để định hướng ngòi bút và định hướng sự tiếp nhận của người đọc.

C. Hoạt động luyện tập

Theo quan niệm của Hồi Thanh, chữ tơi và ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?

Gợi ý:

Có thể thấy sự khác biệt cơ bản giữa "cái tôi" thơ mới và "cái ta" thơ cũ là ở chỗ thơ văn xưa thường nói lên những suy tư, những cảm xúc chung của cả lớp người, loại người, kiểu người. "Cái tơi" nếu có cũng nấp dưới bóng "cái ta" chung ấy. Đến "cái tơi" trong thơ mới, nó đã đứng một mình. Nó đã tự bộc bạch những gì sâu kín nhất ngay bên trong bản thể của nó.

- Chữ “tôi” và chữ “ta” thể hiện ý thức bản thân mình. Chữ “tơi” mang ý nghĩa tuyệt đối của nó.

- Chữ “ta” trong thơ cũ là cá nhân ý thức gắn với cộng đồng, đoàn thể.

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

Giải thích ý kiến :Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới.

Gợi ý:

Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp lăm le xâm lược nước ta, chúng biến lãnh thổ nước ta thành thuộc địa của chúng. Những năm đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã được một làn gió văn hóa mới tràn vào. Một dân tộc có một nền văn hóa ổn định suốt mấy nghìn năm đã bị xáo trộn bởi lối sống của con người phương Tây. Ở những nơi thành thị, con người bắt đầu mặc những bộ quần áo Tây, đội mũ Tây, đi xe Tây, ở nhà theo phong cách Tây, kể cả lời ăn tiếng nói, hành vi cư xử cũng theo phong cách Tây. Họ chạy theo lối sống mới, bắt đầu có những suy nghĩ khác mà đa phần là sự băng hoại đạo đức và nhân phẩm với lối sống của xã hội lai căng. Ở những vùng nông thôn nghèo, người dân lao động phải chịu những áp lực, bóc lột trực tiếp và gián tiếp đến từ giai cấp thống trị nửa thực dân nửa phong kiến. Trước cảnh một xã hội hỗn loạn như vậy, các nhà văn đã sáng tác về những hiện thực cuộc sống bấy giờ. Còn các thi nhân, ai cũng mang trong mình những tâm sự, những nỗi buồn, họ muốn thốt khỏi thực tại nghiệt ngã, muốn quên đi những nỗi đau trong cảnh đất nước bị xâm lăng vì vậy những nhà thơ trong giai đoạn này hộ đã viết về những cảm xúc riêng tư của mình bằng bút pháp lãng mạn bay bổng nhất.

Làn gió văn hóa Tây học đã mang đến nhiều sự đổi mới cho nền văn học Việt Nam. Hồi Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” đã viết: “Tình chúng ta đã đổi mới thơ chúng ta cũng vậy”. Chưa bao giờ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi (năm, sáu mươi năm) mà nền thơ ca Việt Nam lại xuất hiện nhiều gương mặt tiêu biểu và xuất sắc như thế. Họ đã cùng nhau tạo nên “phong trào Thơ Mới” khác với “thơ cũ” với những bài thơ viết theo thể loại đọc đáo, những cảm xúc suy tư, thầm kín khác nhau, nội dung, tư tưởng khác xa so với thơ cũ và lối quy phạm, ước lệ “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc mọt hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên…, và thiết tha, rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”. Phong trào Thơ Mới đã trở thành một dấu ấn, một bước ngoặt trong lịch sử thơ ca dân tộc, với nhiều tài năng nổi trội, nhiều tác phẩm đắt giá. Nói rằng “Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào thời đại mới” quả không sai bởi khi phong trào thơ mới nổi lên, các thi nhân mới có dịp giải bày lịng mình thể hiện tài năng, phong cách cá nhân theo một xu hướng mới mà trước đó các nhà thơ Trung đại khơng có được.

E. Hoạt động củng cố, dặn dò 1. Củng cố: 1. Củng cố:

Một phần của tài liệu giáo án lớp 11 (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w