Phương pháp 1 Câu

Một phần của tài liệu giáo án lớp 11 (Trang 169 - 175)

+ Thơ mới nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến + Tác giả thơ mới: tri thức Tây học (thơ trung đại: Nho sĩ và quan lại) + Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách tuyệt đối (thơ trung đại tính phi ngã)

+ Thơ mới ảnh hưởng thi pháp văn học Phương Tây (thơ trung đại ảnh hưởng thi pháp văn học trung đại Trung Hoa)

- GV: chốt kiến thức

Phân biệt sự khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại Việt Nam

Các bình diện Thơ trung đại Việt Nam Thơ mới Việt Nam Nội dung cảm hứng

Thời đại chữ ta nặng tính cộng đồng, xã hội, xem nhẹ tính cá nhân

Thời đại chữ tơi, coi trọng cá nhân, tách biệt với cộng đồng, xã hội

Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống

Cảm nhận bằng con mắt già cỗi, công thức, ước lệ, khuôn sáo

Cảm nhận bằng cặp mắt trẻ trung, xanh non, yêu đời

Cảm hứng chủ đạo Cảm hứng phò vua giúpnước, tỏ lịng, lúc sục sơi, lúc buồn rầu, bất đắc chí.

Nỗi buồn, tuyệt vọng của cái tôi - cá nhân trước hiện thực đau thương vì mất độc lập chủ quyền của nước nhà

Hình thức nghệ thuật

- Chữ Hán, chữ Nôm

- Thể thơ truyền thống: Đường luật, cổ phong, lục bát, song thất lục bát.

- Niêm luật chặt chẽ, diễn đạt ước lệ, nhiều điển tích điển cố.

- Tính qui phạm nghiêm ngặt

- Chữ quốc ngữ.

- Thể thơ kết hợp truyền thống và hiện đại - Luật lệ đơn giản, diễn đạt phóng khống, tự do, gần gũi với ngơn ngữ hàng ngày. - Phá bỏ tính qui phạm.

- Cơng việc của GV: Đưa ra bài tập 2 Những nét chính về hai bài thơ: cho học sinh suy nghĩ và nêu ra cách làm bài. - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. Gv gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, còn lại làm vào vở. Gv nhấn mạnh kiến thức Câu 2:

Những nét chính về hai bài thơ:

+ Thời điểm ra đời: Lưu biệt khi xuất dương (1905), Hầu trời (1921). Đây là thời kì mở đầu cho q trình hiện đại hố văn học Việt Nam

+ Cả hai bài thơ: đều thể hiện phần nào cái tôi, ý thức cá nhân. Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng ở Phan Bội Châu, cái tôi tài hoa, ngông ở Tản Đà

+ Cả hai bài thơ đều nằm ở điểm giao thời, của hai thời đại thi ca , từ thi ca trung đại chuyển sang thi ca hiện đại.

BẢNG THỐNG KÊ VỀ HAI TÁC PHẨM

Hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh hai tác phẩm

Lưu biệt khi

xuất dương Hầu Trời

- Nội dung: Lí tưởng của trang nam nhi chủ động xoay trời chuyển đất. Khơng phụ thuộc vào hồn cảnh cuộc sống

- Cái tôi hào hoa, phóng túng, khẳng định tài năng văn chương Khao khát muốn được thể hiện mình giữa cuộc đời.

, hs chép vào

vở. - Nghệ thuật: Xâydựng hình tượng kì vĩ, hào hùng (Thơ tuyên truyền cổ động cách mạng)

- Giọng điệu tự nhiên, có nhiều sáng tạo (hư cấu chuyện hầu trời...Cái tôi ngông)

- Công việc của GV: Đưa ra bài tập 3 cho học sinh suy nghĩ và nêu ra cách làm bài. - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. Câu 3.

* Nhận xét : con đường từ Phan Bội Châu qua Tản Đà đến Xuân Diệu đã hồn tất một q trình hiện đại hoá thơ ca VN nửa đầu thế kỉ XX từ phạm trù trung đại qua quá độ sang hiện đại .

Giai đoạn , biểu hiện Đầu XX- 1920 1920-1930 1930-1945

* Thi pháp trung đại , ngôn ngữ TĐ

; Tư tưởng đổi mới chí làm trai . “Xuất dương lưu biệt” (1905); chữ Hán thể thất ngôn bát cú Đường luật

* Thi pháp trung đại có những yếu tố đổi mới ; ngôn ngữ hiện đại , cái “tôi” ngông của nhà nho tài tử ,chán đời , ….. “Hầu trời” (1921) chữ quốc ngữ ; thể thất ngôn trường thiên , có yếu tố tự sự

*Thi pháp hiện đại ; ngôn ngữ hiện đại , cái “tôi” ham sống , khát khao giao cảm với đời , quan niệm mới mẻ về thiên nhiên và lẽ sống , cái “tôi” cá nhân buồn , bơ vơ về cuộc đời ngắn ngủi … “Vội vàng” (1938) chữ quốc ngữ, thơ tự do , hỗn hợp giữa các thể : năm chữ , tám chữ , bảy chữ ….

- Công việc của GV: Đưa ra bài

tập 4 cho học sinh suy nghĩ và nêu ra cách làm bài. - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. Gv gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, còn lại làm vào vở. Gv nhấn mạnh kiến thức, hs chép vào vở.

Tác phẩm Nội dung Nghệ thuật

Vội vàng (Xuân Diệu)

Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, con người, cuộc đời. Quan niệm mới mẻ về nhân sinh, nỗi buồn về sự trôi chảy của thời gian, để từ đó có cách sống vội vàng.

Giọng điệu say mê. sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngơn ngữ và hình ảnh.

Tràng giang (Huy Cận)

Cái tôi cô đơn trước thiên

nhiên, tình yêu quê hương... Màu sắc cổ điển. Giọng điệugần gũi, thân thuộc

Đây thôn Vĩ Dạ

(Hàn Mặc Tử)

Tình cảm thiết tha với đời, với người. Nỗi buồn bâng khng, với bao uẩn khúc trong lịng...

Giàu hình ảnh thể hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức gợi liên tưởng.

Tương tư (Nguyễn Bính)

Tâm trạng của chàng trai lúc tương tư, hồn quê hoà lẫn cảnh quê, khát vọng hạnh phúc lứa đôi giản dị...

Ngôn ngữ thơ giản dị, ngọt ngào tha thiết, phảng phất ca dao dân gian...làm sống dậy hồn xưa đất nước. Nét chân quê. Chiều xuân (Anh Thơ) Cảnh chiều xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Khơng khí, nhịp sống êm ả, tĩnh lặng.

Thủ pháp nghệ thuật gợi tả.(lấy cái động để tả cái tĩnh lặng của cảnh quê)

C. Hoạt động luyện tập

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lịng q dợn dợn vời con nước,

Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29) Gợi ý:

1.Giới thiệu 2 nhà thơ, 2 đoạn thơ

Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, hồn thơ phong phú, kì lạ, sức sáng tạo mạnh mẽ, ln bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng về trần thế.

Đây thôn Vĩ Dạ là thi phẩm xuất sắc thể hiện tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống.

- Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới và thơ sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ đậm chất cổ điển, giàu suy tưởng, triết lí, nổi bật về cảm hứng thiên nhiên, tạo vật. Tràng giang là một bài thơ xuất sắc thể hiện nỗi buồn sầu trước tạo vật mênh mông, hoang vắng, đồng thời bày tỏ một lịng u nước kín đáo.

2.Phân tích từng đoạn thơ a)Đây Thôn Vĩ Dạ

-Nội dung

+ Khung cảnh thiên nhiên trời mây - sơng nước đang chuyển mình vào đêm trăng với những chia lìa, phiêu tán, chơ vơ; đượm vẻ huyền ảo và buồn hiu hắt.

+ Hiện lên một cái tơi đang khát khao vượt thốt nỗi cô đơn, với niềm mong mỏi đầy phấp phỏng được gặp gỡ, sẻ chia, gắn bó.

- Nghệ thuật

+ Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi.

+ Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; kết hợp biến đổi nhịp điệu với biện pháp trùng điệp; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hoá, câu hỏi tu từ.

b)Tràng Giang -Nội dung

+ Bức tranh tràng giang vào lúc hồng hơn tráng lệ mà rợn ngợp, với mây chiều chất ngất hùng vĩ, chim chiều nhỏ bé đơn côi.

+ Hiện lên một cái tôi trong tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của kẻ lữ thứ, chẳng cần cơn cớ trực tiếp mà mong ước đồn tụ vẫn cứ dậy lên như sóng trong lịng.

- Nghệ thuật

+ Hình ảnh, ngơn từ, âm hưởng đậm chất cổ điển Đường thi.

+ Kết hợp thủ pháp đối lập truyền thống với phép đảo ngữ hiện đại, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình.

3.So sánh

- Tương đồng. Cùng miêu tả bức tranh thiên nhiên trời - nước, qua đó bộc lộ nỗi buồn và tình u đối với tạo vật và cuộc sống; sử dụng thể thơ thất ngơn điêu luyện, kết hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm.

- Khác biệt. Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ: là nỗi buồn của một người khát khao sống, thiết tha gắn bó với cõi đời nhưng tự cảm thấy mong manh, vô vọng; trội về những thi liệu trực quan từ trải nghiệm của chính mình. Đoạn thơ trong Tràng giang: bộc lộ nỗi buồn rợn ngợp trước tạo vật mênh mông, hoang vắng cùng mặc cảm lạc loài của người đứng trên quê hương mà thấy thiếu quê hương; trội về những thi liệu cổ điển hấp thu từ Đường thi

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống mn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương lại còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp khơng đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy tìm hiểu sự sáng tạo trong văn chương qua một số tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới 1932 – 1945.

Gợi ý:

* Giải thích

– Văn chương sẽ là hình dung của sự sống mn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn

chương lại còn sáng tạo ra sự sống:

Văn chương khơng chỉ giúp hình dung sự sống – hiểu biết hiện thực cuộc sống phong phú đa dạng mà còn giúp khám phá, sáng tạo lại thực tại. Vì hiện thực khách quan được soi chiếu qua tâm hồn người nghệ sĩ, cho nên sáng tạo ra sự sống thực chất là hiện thực được nhào nặn trong tác phẩm ghi dấu ấn tư tưởng,tình cảm và sức sáng tạo của người ngheej sĩ.

– Vũ trụ nầy tầm thường chật hẹp khơng đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn.

Sự đối lập giữa hiện thực khách quan và chủ thể sáng tạo được nhấn mạnh ở phương diện tâm hồn, tình cảm mãnh liệt, nguồn cảm hứng sáng tạo của tác giả vượt khỏi khuôn khổ hiện thực. Quan điểm của Hoài Thanh gắn với tư tưởng của chủ nghĩa lãng mạn đề cao vai trị cái Tơi chủ quan cá thể, muốn khẳng định bản sắc, phong cách riêng trong sáng tạo nghệ thuật.

– Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác.

Thế giới khác do nhà văn sáng tạo chính là thế giới nghệ thuật được tạo dựng bằng

ngôn từ nghệ thuật, hướng tới những đề tai hiện thực mà nhà văn quan tâm,qua đó gửi gắm quan niệm nghệ thuật, cảm hứng của tác giả về con người và cuộc sống, biểu đạt qua sắc thái thẩm mỹ đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.

* Phân tích, bình luận

– Cơ sở nhận định của Hoài Thanh gắn với sự phát triển của văn học giai đoạn 1930 – 1945 với sự phát triển đa dạng của các khuynh hướng văn học. Thời điểm 1939 đã xuất hiện những đỉnh cao trong sáng tác, hình thành nhiều phong cách tác giả độc đáo, đặc biệt phong phú là phong trào Thơ Mới với những đỉnh cao, chẳng hạn như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính… (theo đánh giá trong cơng trình nghiên cứu Ba đỉnh cao

Thơ Mới của TS. Chu Văn Sơn). Các nhà thơ đã khẳng định cái Tôi cá nhân cá thể mạnh

mẽ, tạo dựng không gian thơ của riêng mình…

– Một số gợi ý về dấu ấn sáng tạo trong thơ của các đỉnh cao Thơ Mới:

+ Xuân Diệu tạo dựng nên một “vũ trụ tình yêu đầy hoan lạc” (ý GS. Nguyễn Đăng Mạnh) để khẳng định vị trí ơng Hồng tình u, nhà thơ phát hiện mối quan hệ gắn kết con người – hiện thực bằng niềm khát khao giao cảm, bằng cảm xúc, cảm

giác, bằng niềm vui,nỗi buồn của tâm hồn ln sống vội vàng, cuống qt tận hưởng vẻ

đẹp trần gian. Qua đó khẳng định vị trí nhà thơ mới nhất trong số các nhà Thơ Mới.

+ Hàn Mặc Tử là minh chứng sự phát tiết tinh hoa rực rỡ, phát triển sự sáng tạo từ

thơ Đường luật đến thơ Lãng mạn và tiếp tục phát triển đến ranh giới siêu thực, tượng trưng trên tiến trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam. Ông tạo dựng một thế giới khiến các tác giả Thi nhân Việt Nam như lạc vào một vườn thơ “rộng rinh và ớn lạnh”. Thế giới thơ Hàn Mặc Tử là “hương thơm”, “mật đắng”,”máu cuồng và hồn điên” thể hiện một khát khao tình người đậm đà. Trong thơ Hàn là sự trộn hòa kỳ lạ giữa thực và ảo, những câu thơ lấp lánh tài hoa…

+ Nguyễn Bính – “thi sĩ chân quê” tạo dựng một thế giới riêng của “trai hiền bạn với gái đồng trinh”, thấm đượm hồn quê, tình quê mang đậm phong vị Bắc Bộ. Trong khuôn khổ thi ca truyền thống, cảm xúc cá nhân được bộc lộ với nhiều cung bậc khi thiết tha dịu ngọt,lúc chua chát khinh bạc,mang tâm trạng tha hương sầu xứ ….

=> Các nhà thơ đã đóng góp những thế giới thơ riêng biệt nhưng góp phần tạo nên thế giới chung của tình cảm dồi dào với cuộc đời và con người.

* Mở rộng, nâng cao.

– Khẳng định vai trị chủ thể sáng tạo góp phần cho văn chương đến với cuộc đời thơng qua con đường tình cảm. Đóng góp về nội dung – nghệ thuật trong tác phẩm giúp nhà văn định hình phong cách độc đáo.

– Cần tránh quá đề cao chủ quan dễ đi đến bóp méo, xuyên tạc sự thật, đi ngược lại những giá trị Chân – Thiện – Mỹ của cuộc sống.

E. Hoạt động củng cố, dặn dò 1. Củng cố 1. Củng cố

Một phần của tài liệu giáo án lớp 11 (Trang 169 - 175)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w