III. Tổng kết 1 Nghệ thuật
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN I MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức a. Kiến thức
- Hiểu được khái quát đặc điểm của 1 số thể loại văn học: Kịch, nghị luận.
b. Kĩ năng
- Vận dụng những hiểu biết về kịch, nghị luận vào việc đọc hiểu văn bản.
c. Tư duy, thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê những tác phẩm kịch, nghị luận.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi. 2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định tổ chức 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ là gì?
- Các nhà thơ lãng mạn cũng như người thanh niên bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
Ngay từ thuở bình minh của nền văn học Hi-La cổ đại, kịch đã xuất hiện và khẳng định vị trí của một thể loại văn học thượng đẳng. Ở những giai đoạn tiếp theo trong lịch sử châu Âu, kịch có một sức phát triển vượt trội và rực rỡ, xuất hiện nhiều kịch gia lỗi lạc, xứng tầm nhân loại. Đó là: Corneill, Racine, Molièr, B.Shaw, Ionesco, Beckett, Hugo,..Ở Việt Nam, người ta biết đến kịch như một thể loại văn học vào đầu thế kỉ XX, phương Tây đã rọi luồng ánh sáng cho kịch nước nhà phát triển. Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ...chính là những cây bút đã viết nên lịch sử của thể loại kịch ở Việt Nam.
Một thể loại khác là văn nghị luận cũng có vai trị quan trọng trong lịch sử văn học. Hãy cùng tìm hiểu về hai thể loại văn học này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về kịch
GV: - Cho Hs đóng vai trong tác phẩm truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
+ Nhân vật Cải. + Nhân vật Ngô. + Nhân vật ông quan. -> HS nhận xét thành phần tham gia vở kịch
GV: Em đã được học những tác phẩm kịch nào trong chương trình ngữ văn THPT? Kịch là gì ?
HS trả lời GV chốt lại
Y/c chú ý mục I.1/ sgk điền vào phiếu học tập hoàn thiện những nội dung sau:
? Kịch là gì? ? Những đặc trưng của kịch? ? Phân loại kịch? Gọi 1-2 học sinh đọc phần PHT của mình Gọi hs khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét->kết luận GV làm rõ những đặc trưng trên bằng 1 số ví dụ.
Y/c hs chú ý vào văn bản kịch"V ĩnh biệt Cửu Trùng Đài" Y/c hs thảo luận nhóm với những gợi ý sau:
? Cho biết những nét chính về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích
? Nhận xét về ngơn ngữ thoại của VNT và Đan Thiềm trong đoạn trích? Qua đây nhận xét về tính cách của 2 nhân vật này?
I. Kịch