2.2.5 .Kiểm định hệ số tương quan của hệ số trượt giá và chỉ số lạm phát
2.5. Công cụ định giá xây dựng theo biến động giá thị trường
2.5.1. Chỉ số giá xây dựng Trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, việc thay Trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, việc thay
đổi và hồn thiện các cơ chế chính sách về quản lý ĐTXD cũng như sự thay đổi giá
cả vật liệu, nhân công và máy thi công đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi giá
XDCT. Mặt khác, cũng do đặc điểm SPXD là thời gian thi công kéo dài nên chịu tác
động thường xuyên của sự biến động thị trường đến CPXD. Tất cả những điều đó, đã
dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc xác định giá xây dựng hợp lý và kiểm
sốt chúng một cách có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, công cụ được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả trên thế giới đó là Chỉ số giá xây dựng. Khái niệm “Chỉ số giá xây dựng” xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta trong Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng
theo thời gian, có vai trị quan trọng trong phản ánh trạng thái, xu hướng biến động của thị trường xây dựng.
Mục tiêu quan trọng của chỉ số giá là tạo công cụ để chủ đầu tư kiểm soát được TMĐT, xác định được tỷ lệ dự phòng trượt giá hợp lý, điều chỉnh dự tốn, điều chỉnh giá gói thầu nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Chỉ số giá xây dựng hiện được công bố bởi BXD và xác định bằng phương pháp “Chỉ số giá đầu vào”, mặc dù có những hạn chế so với các “Chỉ số giá đầu ra”, nhưng việc tính tốn các chỉ số này đơn giản hơn và cần ít chi phí để xác định cập nhật.
Tuy nhiên, số liệu đầu vào dùng để tính chỉ số giá xây dựng còn khá “cứng” như giá vật liệu được xác định từ thơng báo liên Sở Tài chính – Xây dựng các tỉnh/thành, giá nhân công theo quy định của NN, giá máy theo bảng giá ca máy ban hành của các tỉnh/thành, các số liệu này chưa phản ánh thực tế diễn biến theo giá cả thị trường.
Thêm vào đó, chỉ số giá xây dựng được BXD công bố theo quý, trong khi giá
VLXD thay đổi từng tháng, thậm chí từng ngày. Vì thế, công bố chỉ số giá theo quý sẽ không phản ánh thực tế biến động giá xây dựng và mang lại hiệu quả không cao với vai trị cơng cụ thơng tin thị trường.
Giá xây dựng có tác động địa phương rất mạnh, giới hạn tính tốn chỉ số giá xây dựng cho 22 khu vực đại diện như hiện nay là làm giảm giá trị và ý nghĩa đại diện của chỉ số giá xây dựng. Ngồi ra, chưa có chỉ số giá xây dựng chung để đánh giá động
thái biến động giá chung về xây dựng của đất nước.
Như vậy, việc công bố chỉ số giá xây dựng chỉ mới được thực hiện bởi BXD, số lượng các khu vực được BXD cơng bố chỉ số giá cịn hạn chế, danh mục cơng trình chưa được đa dạng, thời gian cơng bố chỉ số giá theo quý nên chỉ số giá xây dựng
chưa là công cụ hữu hiệu cho các tỉnh/thành trong cả nước áp dụng trong quản lý và
định giá xây dựng theo diễn biến của thị trường xây dựng trong những năm qua.
2.5.2. Dự phòng trong giá xây dựng:
Chi phí dự phịng là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng cơng việc phát sinh và các yếu tố trượt giá trong thời gian XDCT. Trong đó chi phí dự phịng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng và thời gian xây dựng.
Trước khi NĐ 99/CP ra đời, chi phí dự phịng trong TMĐT của dự án hoặc trong dự tốn XDCT vẫn được tính theo tỷ lệ (%) so với các chi phí đã xác định và theo mặt bằng giá tại thời điểm định giá, tỷ lệ dự phòng do nhà nước khống chế mức trần cụ
thể: dự phịng khơng q 15% tổng chi phí xây dựng đối với TMĐT và đối với dự
tốn khơng q 10% đối với cơng trình nhóm A, B và 5% với nhóm C. Rõ ràng cách tính cũ này chưa phản ánh bản chất kinh tế của dự phòng trượt giá, đặc biệt là đối với những dự án có thời gian thực hiện ĐTXD kéo dài nhiều năm. Đây là nguyên nhân
làm cho mục tiêu quản lý chi phí của dự án khơng đạt được và nhiều dự án phải điều chỉnh TMĐT trong quá trình thực hiện đầu tư.
Từ khi NĐ 99/CP ra đời, chi phí dự phịng được xét đến hai yếu tố là: dự phịng cho yếu tố khối lượng cơng việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. Hai yếu tố này là nguyên nhân làm phá vở hạn mức kinh phí của dự án, làm cho dự án phải điều chỉnh, bổ sung TMĐT; không đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của dự án như ban đầu.
Dự phòng cho yếu tố trượt giá được cho phép tính theo thời gian thực hiện dự án là giải pháp hữu hiệu để làm giảm thiểu tình trạng biến động giá theo thời gian.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc xác định thời gian thực hiện dự án trong lúc lập và phê duyệt dự án không phù hợp với thực tế khi triển khai dự án bởi công tác triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng cịn nhiều bất cập không thoả đáng để người
dân giao mặt bằng thi công làm cho thời gian kéo dài vượt xa so với thời gian tính trong dự án. Thêm vào đó, phương pháp xác định hệ số trượt giá từ chỉ số giá xây
dựng không được hướng dẫn cụ thể dẫn đến mỗi CĐT, tư vấn xác định theo cách
riêng, không thống nhất, tạo ra hệ số trượt giá thiếu cơ sở khoa học.
Ngoài ra, biến động giá xây dựng quá lớn so với biến động bình qn giá tính trong chỉ số giá xây dựng được công bố bởi BXD dùng để xác định dự phòng cho yếu tố trượt giá. Chẳng hạn, trong 3 năm (2005, 2006, 2007) tỷ lệ trượt giá XDCT bình quân là: (3.13%, 6,82%, 12,06%), trung bình của 3 năm là 7.33%; năm 2008 tỷ lệ này tăng đột biến lên thành 29.75%, gấp 4 lần so với trung bình của ba năm liền trước;
điều này làm dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự án không đáp ứng trước biến động đột biến của giá xây dựng.
Những yếu tố này là nguyên nhân gây nên phá vỡ dự phòng và phải điều chỉnh TMĐT của các dự án trong thời gian qua, dù các yếu tố trượt giá theo thời gian được tính đầy đủ trong định giá xây dựng.