Thực trạng điều chỉnh giá xây dựng khi có biến động đột biến giá VLXD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện định giá xây dựng công trình trong khu vực kinh tế nhà nước , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 73)

2.2.5 .Kiểm định hệ số tương quan của hệ số trượt giá và chỉ số lạm phát

2.6. Thực trạng điều chỉnh giá xây dựng khi có biến động đột biến giá VLXD

Trước NĐ 99/2007/NĐ-CP ra đời, giá xây dựng được cho phép điều chỉnh khi

có sự thay đổi mặt bằng giá quy định tại NĐ 52/NĐ-CP và tiếp theo là NĐ 16/NĐ-CP cho phép điều chỉnh giá xây dựng khi có sự biến động bất thường của giá VLXD.

Trong dự phòng chỉ quy định cứng bằng tỷ lệ % dự phòng chưa xét đến yếu tố trượt giá theo thời gian. Vì thế khi có yếu tố làm biến động giá xây dựng đều được điều

chỉnh giá gói thầu, dự toán, tổng mức đầu tư.

Từ khi NĐ 99/2007/NĐ-CP ra đời, cho phép khi định giá xây dựng phải dự phòng cho yếu tố trượt giá theo thời gian, TMĐT được xác định đã dự phòng cho yếu tố trượt giá theo thời gian nên yếu tố biến động giá không là trường hợp điều chỉnh TMĐT, trong xác định giá gói thầu phải coi yếu tố dự phòng như một nội dung thuộc yếu tố chi phí của gói thầu.

Tuy nhiên, trong khoản thời gian từ cuối 2007 đến đầu năm 2008 giá VLXD

trong đợt “bão giá”. Đặt biệt là giá quý 1 và quý 2 năm 2008, giá VLXD quý 1/2008 tăng mạnh so với quý 4/2007 như: giá thép tăng từ 30-35%, giá gạch xây tăng từ 100- 175%, giá đá xây dựng tăng từ 20-60% theo từng khu vực (Bảng 2.2)

Điều này đã đẩy giá xây dựng tăng cao, theo số liệu công bố của BXD, so với

quý 4/2007, giá xây dựng ở quý 1/2008 tăng ngoài dự đoán của CĐT và nhà thầu: giá vật liệu tăng bình qn từ 40-50%, giá trị gói thầu xây dựng tăng từ 35-40%.

Bảng 2.11. Giá vật liệu và Giá trị xây dựng quý 1/2008 tăng so với quý 4/2007

GIÁ VẬT LIỆU GIÁ TRỊ XÂY DỰNG

Loại cơng trình NỘI NĂNGĐÀ HCM TP NỘI NĂNG ĐÀ HCM TP

Cơng trình nhà ở 55.7% 59.0% 45.6% 51.9% 52.3% 43.4%

Trụ sở cơ quan, văn phòng 49.4% 49.7% 40.1% 44.1% 42.3% 36.9%

Cơng trình khách sạn 54.4% 57.7% 43.5% 48.9% 48.4% 40.5%

Đường bê tông xi măng 62.9% 76.1% 46.9% 56.4% 61.9% 42.7% Đường nhựa asphan,

Đường láng nhựa 31.8% 56.1% 30.1% 29.9% 46.8% 27.5%

Cầu, cống bê tông xi măng 47.4% 48.7% 40.1% 37.4% 35.2% 33.1%

Cầu thép 50.3% 52.5% 44.1% 34.1% 28.8% 31.5%

Đập bê tông 33.3% 34.7% 24.4% 31.0% 28.6% 24.8%

Tường chắn bê tông cốt thép 40.7% 42.5% 32.9% 37.2% 34.3% 32.6%

Cơng trình thốt nước 44.8% 42.2% 38.6% 41.5% 34.4% 37.4%

Nguồn: Bộ Xây dựng và tính tốn của tác giả

Mức giá tăng đột biến ở mức cao và kéo dài trong thời gian 6 tháng đầu năm 2008, điều này đã làm cho tất cả CTXD trên tồn quốc đều đình trệ thi cơng vì “càng làm càng thua lỗ”. Đặc biệt đối với các gói thầu thực hiện theo hình thức hợp đồng

trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định và các dự án thực hiện theo NĐ 99/2007/NĐ- CP các doanh nghiệp xây dựng đứng trước nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản là chắc chắn.

Trước diễn biến phức tạp của giá VLXD đã vượt ngoài khả năng kiểm soát của CĐT và nhà thầu. Trước nguy cơ phá sản của doanh nghiệp xây dựng trong toàn quốc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của đất nước, Chính phủ chỉ đạo tại cơng văn

số 164/TTg-CN vào ngày 29/01/2008 về điều chỉnh giá và hợp đồng trọn gói. Nội

dung cơng văn:

- Cho phép điều chỉnh giá đối với nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng chủ yếu bị tăng giá đột biến ngồi khả năng kiểm sốt được của nhà thầu.

- Cho phép điều chỉnh hình thức hợp đồng đối với gói thầu xây lắp lỡ áp dụng

hình thức hợp đồng trọn gói thành hợp đồng có điều chỉnh giá.

Để thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, BXD đã ban hành thông tư số 05/2008/TT-

BXD ngày 22/02/2008 hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và VLXD. Tuy nhiên, khi triển khai ra thực tế thông tư này, CĐT tỏ ra khá lúng túng, một phần vì sợ trách nhiệm, một phần vì lâu nay vẫn

quen với cách tính được hướng dẫn cụ thể nên khơng thể triển khai nhanh việc điều chỉnh giá theo chỉ đạo của chính phủ. Để khắc phục tình trạng trên, BXD ban hành

thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 thay thế thông tư số 05/2008/TT-BXD, thông tư này quy định cụ thể 13 mặt hàng VLXD chủ yếu (cụ thể: xăng, dầu, sắt thép các loại, nhựa đường, xi măng, cát, đá, sỏi, gạch các loại, dây điện, cáp điện các loại, gỗ các loại, kính các loại) biến động cần điều chỉnh giá. Việc xác định khối lượng của từng thời điểm thi công và điều chỉnh giá theo giá VLXD công bố từng tháng là việc làm khá phức tạp, không tránh khỏi cơ chế xin-cho và dễ dẫn đến sai sót hoặc tiêu cực; nên dù được hướng dẫn cụ thể nhưng tiến độ điều chỉnh rất chậm, các nhà thầu tỏ ra khá dè dặt trong triển khai tiếp tục thi công.

Thông tư 09/2008/TT-BXD của BXD về xử lý trượt giá và bù giá VLXD được

đánh giá như một chiếc phao của các nhà thầu, nhưng trên thực tế phải đến năm 2009

công tác bù giá mới được vận hành theo kiểu tạm tính.

Trong hướng dẫn điều chỉnh giá của BXD, cơng cụ “Chỉ số giá xây dựng” không hề được nhắc đến mà cứ chạy theo cách làm chi tiết chi li, gây nên phức tạp khó triển khai. Thêm vào đó, với việc cơng bố Chỉ số giá theo q như hiện nay không phản ánh kịp thời diễn biến của thị trường giá xây dựng nên nó chưa là công cụ hữu hiệu cho việc điều chỉnh giá xây dựng khi có biến động giá.

Như vậy, qua cơn “bão giá” trên ta thấy được cơ chế quản lý giá của chúng ta còn nhiều bất cập, khi giá VLXD tăng đột biến, chính phủ và cơ quan quản lý nhà

nước tỏ ra khá lúng túng trong xử lý tình huống này. Hai lần ra thơng tư hướng dẫn ý kiến chỉ đạo của chính phủ nhưng khó triển khai vào thực tiễn.

2.7. Yếu tố con người và tổ chức tư vấn định giá xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện định giá xây dựng công trình trong khu vực kinh tế nhà nước , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)