Điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 28)

1.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:

1.2.3 Điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:

1.2.3.1 Vốn đầu tư:

Dịch vụ NHĐT gắn liền với yếu tố khoa học công nghệ. Do đó, các ngân hàng phải có sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật như: hệ thống máy chủ, hệ thống mạng của ngân hàng và liên ngân hàng, phần mềm quản lý, bảo mật, các loại máy như ATM, POS,…Như vậy, để đầu tư phát triển dịch vụ NHĐT, đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư một lượng vốn lớn cho cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ là một điều kiện tất yếu để có thể phát triển dịch vụ NHĐT.

1.2.3.2 Điều kiện pháp lý:

Cơ sở pháp lý NHĐT là điều kiện để dịch vụ NHĐT phát triển. Cơ sở pháp lý hoàn thiện để các ngân hàng triển khai các dịch vụ NHĐT, cũng như hỗ trợ khách hàng trong trường hợp phát sinh tranh chấp với ngân hàng. Hệ thống chính sách và pháp luật phải luôn được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.

1.2.3.3 Nguồn nhân lực:

Để phát triển NHĐT, các ngân hàng cần phải có nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao về lĩnh vực cơng nghệ thông tin và điện tử viễn thông để phục vụ cho việc quản lý, điều hành, vận hành, khai thác hệ thống thiết bị phục vụ cho khách hàng sử dụng các dịch vụ NHĐT là điều kiện cần thiết.

1.2.3.4 Công nghệ thông tin:

Phát triển CNTT là điều kiện để phát triển NHĐT. Do đó, các ngân hàng cần phải đầu tư phát triển CNTT như hệ thống máy chủ, thiết bị phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng, hệ thống ngân hàng lõi, hệ thống bảo mật,…với công nghệ tiên tiến nhất. Ngoài ra, để kết nối từ các chi nhánh và phòng giao dịch về hội sở của NHTM và kết nối từ NHTM về ngân hàng trung ương được nhanh chóng, thơng suốt,

khơng bị nghẽn mạng,...Các ngân hàng cần phải thiết lập đường truyền dẫn với tốc độ cao và có phương án dự phịng trong trường hợp sự cố. Bên cạnh đó, yếu tố bảo mật thông tin cho khách hàng và ngân hàng cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và uy tín của ngân hàng.

1.2.3.5 Kiểm tra giám sát nhằm hạn chế rủi ro:

Mặc dù hệ thống NHĐT được trang bị công nghệ hiện đại nhưng rủi ro cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu thiếu công tác kiểm tra giám sát. Như hệ thống NHĐT bị sự cố làm cho khách hàng không thể giao dịch được, hệ thống bị tin tặc tấn công lấy cắp tài khoản của khách hàng,…Những sự cố đó có thể làm mất niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ NHĐT. Do đó, ngân hàng cần phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, phương án phòng ngừa rủi ro, ban hành các quy trình vận hành khai thác bảo dưỡng hệ thống, sao lưu dữ liệu dự phịng,…Như vậy, cơng tác kiểm tra giám sát hệ thống NHĐT là hết sức cần thiết nhằm hạn chế rủi ro.

1.2.3.6 Điều kiện kinh tế, xã hội và hiểu biết của người dân:

Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân là nhân tố quan trọng cho phát triển dịch vụ NHĐT. Thay đổi thói quen sử dụng, thanh tốn bằng tiền mặt của người dân, sự hiểu biết của người dân về lợi ích của dịch vụ NHĐT. Do vậy, cần phải truyền thông quảng bá, giới thiệu dịch vụ và những lợi ích mà dịch vụ NHĐT mang lại.

1.2.4 Lịch sử phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:

Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E-Banking) được phát triển khoảng hơn một thập kỷ trước đây, nhiều ngân hàng ở các nước phát triển bắt đầu cung ứng phần mềm ứng dụng cho khách hàng, nhằm giúp cho khách hàng có thể xem số dư tài khoản, thực hiện lệnh thanh toán một số dịch vụ công cộng như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền bảo hiểm,…Năm 1989 lần đầu tiên Ngân hàng WellFargo của Mỹ cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng, trong quá trình triển khai đã có nhiều nghiên cứu, thử nghiệm cũng có thành cơng và thất bại,

đến năm 1995 dịch vụ ngân hàng điện tử chính thức được triển khai với sự tham gia, hợp tác của 16 Ngân hàng lớn tại Mỹ.

Tại Việt Nam, vào tháng 03/1995 E-Banking bắt đầu có sự tham gia của Hiệp hội tài chính viễn thơng liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT- Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications) thông báo và thực hiện dịch vụ cho khách hàng, ngân hàng, người mơi giới chứng khốn thơng qua phương thức chuyển tiền điện tử. Năm 1994 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam triển khai dịch vụ Home Banking, đến năm 1999 Vietcombank thực hiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam với hệ thống VCB Vision 2010, đến năm 2000 Vietcombank đưa ra sản phẩm E-Banking. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xuất hiện vào tháng 05/2002. Ngân hàng Công thương Việt Nam khai trương dịch vụ E- Banking vào tháng 11/2002. Sau đó, các Ngân hàng áp dụng các dịch vụ cơ bản của NHĐT như: ACB, Vietcombank, Techcombank,…Tiếp theo đó các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài như: ANZ, CitiBank, HSBC, Deutsch bank cũng cung cấp dịch vụ E-Banking nhưng chỉ dừng lại ở khách hàng doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, các ngân hàng trong nước và nước ngoài đã đầu tư phát triển mạnh E- Banking để phục vụ và thu hút khách hàng, giảm chi phí đầu tư, chi phí nhân lực, chi phí quản lý,…để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dịch vụ được nhiều khách hàng tiếp nhận nhiệt tình, nhưng vẫn cịn một số khách hàng chưa quen với việc sử dụng phương thức giao dịch hiện đại này do còn quen với phương thức giao dịch truyền thống.

1.2.5 Các hình thái phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:

Dịch vụ ngân hàng điện tử được phát triển trên thế giới khoảng hơn một thập kỷ trước đây, năm 1989 Ngân hàng WellFargo của Mỹ lần đầu tiên cung cấp dịch vụ qua mạng, đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Tổng kết những q trình đó, dịch vụ ngân hàng điện tử được phát triển qua các giai đoạn sau:

1.2.5.1 Website quảng cáo (Brochure-Ware):

bắt đầu xây dựng NHĐT đều thực hiện theo hình thái này. Việc đầu tiên chính là xây dựng một website cung cấp thông tin về ngân hàng, đưa sản phẩm, dịch vụ lên website ngân hàng, nhằm thông tin, quảng cáo, giới thiệu, hướng dẫn dịch vụ,…Thực chất, đây là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh quảng cáo truyền thống như: báo, đài, truyền hình,…Mọi giao dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, tức là qua các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng.

1.2.5.2 Thương mại điện tử (E-Commerce):

Hình thái thương mại điện tử, ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như: xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khốn,…Internet ở đây chỉ đóng vai trị như một dịch vụ cộng thêm để tạo thuận lợi cho khách hàng. Hầu hết, các ngân hàng vừa và nhỏ đang sử dụng hình thái này.

1.2.5.3 Kinh doanh điện tử (E-Business):

Hình thái kinh doanh điện tử, trong hình thái này các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở phía khách hàng (front-end) và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng. Hơn nữa, sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu giữa hội sở ngân hàng và các kênh phân phối như: chi nhánh, mạng internet, mạng không dây,…giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn. Sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của internet và điện tử viễn thông đã tăng sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa ngân hàng, đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý,…Các ngân hàng ở các nước phát triển đã xây dựng được mơ hình này và hướng tới xây dựng được một NHĐT hoàn chỉnh.

1.2.5.4 Ngân hàng điện tử (E-bank hay Enterprise):

trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mơ hình kinh doanh và phương thức quản lý. Các ngân hàng này sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất. Từ những bước ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt.

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: 1.2.6.1 Công nghệ thông tin và điện tử viễn thông phát triển: 1.2.6.1 Công nghệ thông tin và điện tử viễn thông phát triển:

Công nghệ thông tin và điện tử viễn thông phát triển tác động đến sự phát triển dịch vụ NHĐT. Do đó, có nhiều phần mềm, thiết bị điện tử viễn thông phát triển, có thể xử lý nhanh, chính xác các giao dịch qua ngân hàng và đường truyền viễn thơng bằng cáp quang có dung lượng lớn đáp ứng tốc độ truyền dẫn. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm CNTT, điện tử viễn thơng và phí dịch vụ viễn thơng ngày càng giảm, tác động tích cực đến sự phát triển dịch vụ NHĐT.

1.2.6.2 Thương mại điện tử phát triển:

Dịch vụ NHĐT phát triển là nhờ sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của TMĐT. Thương mại điện tử thay đổi phương thức kinh doanh hiệu quả hơn, nhanh hơn so với các hoạt động kinh doanh truyền thống, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Lợi ích lớn nhất của Thương mại điện tử đó chính là tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng lợi nhuận và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, như việc gửi thư điện tử, fax nhanh hơn so với gửi thư qua Bưu điện. Các giao dịch có chi phí rẻ như giao dịch qua internet, tiết kiệm thời gian đi lại, không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi. Các doanh nghiệp có thể quảng bá các sản phẩm của mình như mẫu mã, giá cả trên các website còn khách hàng ngồi tại nhà có thể đặt mua hàng qua mạng.

1.2.6.3 Mơi trường pháp lý hồn thiện:

Mơi trường pháp lý hồn thiện là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đó có sự phát triển của dịch vụ NHĐT. Các ngân hàng thương mại chỉ có thể phát triển dịch vụ NHĐT trên cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý về giá trị của giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, chứng từ điện tử, chứng nhận chữ ký điện tử,…Môi trường pháp lý ổn định và bao quát tác động tích cực đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT, làm cho khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ NHĐT.

1.2.6.4 Nguồn nhân lực đáp ứng:

Dịch vụ NHĐT phụ thuộc chủ yếu vào CNTT. Các ngân hàng ngày càng quan tâm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân viên có trình độ, kiến thức về CNTT, sử dụng thành thạo các phần mềm, phương tiện điện tử đáp ứng về việc quản lý, khai thác, cung cấp dịch vụ NHĐT cho khách hàng.

1.2.6.5 Tính cạnh tranh cao:

Cạnh tranh là động lực để phát triển. Do đó, các ngân hàng ln tự đổi mới bằng cách phát triển dịch vụ mới có nhiều tiện ích hơn để thu hút được nhiều khách hàng. Các ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ NHĐT so với dịch vụ ngân hàng truyền thống nên tập trung đầu tư, phát triển dịch vụ NHĐT để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

1.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Mơ hình ngân hàng truyền thống đang được cải tiến và thay thế bằng mơ hình ngân hàng hiện đại, đó là mơ hình NHĐT. Ngân hàng điện tử đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành mơ hình tất yếu cho hệ thống ngân hàng hiện đại ngày nay. Để thúc đẩy quá trình phát triển, hội nhập, thu hút khách hàng, cũng như giành giật cơ hội trong kinh doanh, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đã và đang không ngừng đầu tư phát triển NHĐT. Mặc dù, NHĐT đã được các ngân hàng

ở các nước phát triển triển khai từ những năm 90 của thế kỷ trước và đã đạt được những kết quả nhất định để lại nhiều bài học kinh nghiệm.

1.3.1 Tại Mỹ:

Tại Mỹ, NHĐT xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995, khi phần mềm Quicken

của công ty Intuit được phát triển thành công, 16 Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã tham gia. Kể từ đó, NHĐT đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác. Đến nay, theo một nghiên cứu của Stegman chi phí trung bình cho việc thực hiện một giao dịch ngân hàng theo kênh truyền thống qua quầy giao dịch tại Mỹ là 1.07 USD. Với việc áp dụng NHĐT, chi phí của một giao dịch tương tự thực hiện qua các kênh ngân hàng tự động khác nhau lần lượt là: 0.04 USD đối với một giao dịch thực hiện qua trung tâm liên lạc khách hàng (call/contact center); 0.27 USD qua ATM; và 0.01 USD thông qua dịch vụ Internet Banking thực hiện trên một máy tính cá nhân bình thường. Như vậy, các giao dịch dựa trên cơng nghệ Internet đã trở nên kinh tế và hiệu quả cho ngành ngân hàng Mỹ trong việc giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách hàng và ngân hàng. Năm 2006, hơn 85% ngân hàng Mỹ đã cung cấp dịch vụ NHĐT, trong tổng số khách hàng của các ngân hàng trên tồn nước Mỹ có tới 95% là sử dụng dịch vụ ngân hàng qua Internet. Trung bình mỗi ngày, 1 ngân hàng ở Mỹ thu hút được khoảng 10.000 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua Internet. Năm 2008, thanh toán trực tuyến chiếm 85% tổng thanh toán, các ngân hàng hầu như đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng và việc giao dịch theo phương thức truyền thống đã giảm nhiều.

1.3.2 Tại Anh và các nước Châu Âu:

Tại Anh và các nước Châu Âu, phần lớn khách hàng tại Anh và Châu Âu sử dụng Internet Banking để xem số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, kiểm tra giao dịch hàng ngày, đối chiếu số dư. Sử dụng dịch vụ Internet Banking giúp các ngân hàng giảm chi phí hoạt động và thời gian làm việc của nhân viên tại các trung tâm liên lạc khách hàng (call center), các chi nhánh để trả lời khách hàng và thực hiện các giao dịch lặp đi lặp lại. Khách hàng cũng được hưởng lợi nhờ được cung

cấp dịch vụ nhanh, chính xác, đảm bảo sự riêng tư, tiết kiệm thời gian đi lại,… Cùng với những cải tiến mới trong công nghệ, hệ thống phone banking trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong hoạt động tư vấn dịch vụ, thực hiện nghiệp vụ giao dịch tại ngân hàng. Có 55% số lượng bảo lãnh, cầm cố tại ngân hàng ở Châu Âu được thực hiện qua mạng điện thoại. Dự đoán trong thời gian tới, phone banking vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối tại các ngân hàng nhưng tốc độ phát triển sẽ chậm lại, nhường lại vị trí cho dịch vụ internet banking. Tính đến năm 2006, tại châu Âu có 60% số lượng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ Internet banking để giao dịch với ngân hàng và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

1.3.3 Tại các nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương:

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, NHĐT đã được triển khai tại nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)