lý Nhà nước:
Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ quyết định (quyết định số 2453/QĐ- TTg) phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015. Với mục tiêu chính là đến cuối năm 2015, tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn mức 11%, nâng tỉ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số, đến năm 2015, tồn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm, phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đa dạng hóa dịch vụ thanh tốn, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thanh tốn điện tử, chú trọng phát
triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh tốn của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh tốn trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý Nhà nước.
Chính vì vậy, để dịch vụ NHĐT phát triển và thực sự đi vào đời sống, phát huy được những ưu điểm, cũng như những lợi ích của nó, địi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng và khách hàng cần phối hợp và triển khai một cách đồng bộ. Sau đây là các kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước về việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam.
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, tuyên truyền những lợi ích, tiện ích của dịch vụ NHĐT. Mặc khác, các NHTM thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo về dịch vụ NHĐT nhằm cung cấp những thơng tin, lợi ích thiết thực mà dịch vụ NHĐT mạng lại cho mọi người.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.
Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh qua mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử.
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử. Khung pháp lý phải rõ ràng, minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống NHTM sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường lịng tin của người dân vào hệ thống thanh tốn điện tử nói riêng, hệ thống thanh tốn quốc gia nói chung.
của cơng nghệ thơng tin, giúp cho người dân được tiếp cận nhanh chóng đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ ba, đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử.
Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính hoạt động đầu tư, mua bán, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ qua mạng. Từ đó, tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch qua mạng, tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho ngân hàng. Để phát triển TMĐT cần phải thực thi những giải pháp sau: Đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT; Xây dựng kết cấu hạ tầng cho TMĐT; Hồn thiện mơi trường pháp lý; Đảm bảo an tồn cho các giao dịch TMĐT; Phát triển các dịch vụ công phục vụ cho TMĐT; Tăng cường hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế trong phát triển TMĐT.
Thứ tư, phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông.
Công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng chứng tỏ là một trong những giải pháp tốt nhất để thực hiện thành công 3 khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 đến 2020 đã được Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra. Đối với lĩnh vực ngân hàng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông là tiền đề để phát triển các dịch vụ NHĐT. Do đó, cần thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng; nâng cao tốc độ đường truyền Internet, mở rộng, nâng cao chất lượng phủ sóng điện thoại di động, giảm giá cước phí internet, di động, điện thoại,…Để tạo điều kiện người dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hàng ngày và công việc kinh doanh.
Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách định hướng cho việc phát
triển dịch vụ NHĐT một cách rõ ràng.
Ngân hàng Nhà nước cần ban hành, bổ sung hoàn thiện các văn bản, hướng dẫn, xây dựng các quy tắc, tiêu chuẩn một cách rõ ràng về NHĐT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, được coi là xu hướng chủ đạo cho sự phát triển lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam trong 10 năm tới. Dịch vụ NHĐT sẽ mở ra nhiều triển vọng phát triển nhưng cũng khơng ít khó khăn, thách thức. Dịch vụ NHĐT là dịch vụ sẽ phát triển mạnh và nhanh nhất trong các dịch vụ của các NHTM trong thời gian tới. Bởi vì, dịch vụ NHĐT có những ưu điểm vượt trội so với những dịch vụ ngân hàng truyền thống, đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển dịch vụ NHĐT trong tương lai. Chính vì vậy, chương 3 của luận văn đã đưa ra tầm nhìn và định hướng chiến lược phát triển dịch vụ NHĐT của ACB trong thời gian tới. Nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT tại ACB, những giải pháp này sẽ giúp cho ACB thực hiện tốt việc triển khai, phát triển dịch vụ NHĐT trong thời gian tới. Đồng thời, chương 3 cũng đưa ra các kiến nghị với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm phát triển dịch vụ NHĐT hiệu quả nhất trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của công nghệ thông tin và điện tử viễn thông như hiện nay. Phát triển dịch vụ NHĐT là xu thế tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Dịch vụ NHĐT mang lại nhiều lợi ích vơ cùng to lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế.
Đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Chương 1: Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ NHĐT, các
hình thái phát triển, dịch vụ NHĐT, phương tiện giao dịch, thanh tốn điện tử, tính ưu việt và hạn chế của dịch vụ NHĐT, các biện pháp đảm bảo an toàn, kinh nghiệm phát triển NHĐT trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại NHTMCP Á
Châu. Thu thập, thống kê phân tích số liệu kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ NHĐT, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT của ACB, nhận xét những thuận lợi, khó khăn, thành công, hạn chế dịch vụ NHĐT của ACB.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho ACB phát triển tốt hơn
dịch vụ NHĐT trong tương lai và đưa ra một số kiến nghị với Chính Phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước.
Mặc dù rất nỗ lực cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế đối với lĩnh vực ngân hàng điện tử nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến q báu của Thầy, Cơ giáo, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Đức Bảo (2003), “Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch
thanh tốn điện tử”, Tạp chí tin học ngân hàng, số 4, tháng 7.
2. Nguyễn Đăng Hậu (2004), Giáo trình kiến thức thương mại điện tử, Viện
đào tạo và quản lý quốc tế.
3. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
4. Đỗ Thị Hương Loan (2012), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 7, Luận văn Thạc sĩ kinh tế,
Đại học Kinh Tế TPHCM.
5. Lưu Thanh Thảo (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Á Châu, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh Tế
TPHCM.
6. Kim Đức Thịnh (2008), “Bàn về ứng dụng dịch vụ NHĐT ở ngân hàng
thương mại”, Nghiên cứu trao đổi, <http://www.vietinbank.vn/web/home/vn
/research/08/080131.html>. [ Ngày truy cập: 20 tháng 1 năm 2013].
7. Lê Thị Mộng Thu (2010), Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học
Kinh Tế TPHCM.
8. Báo cáo tài chính của ACB năm 2012.
9. Báo cáo thường niên của ACB các năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012.
10. Các website:
http://www.acb.com.vn (trang web Ngân hàng TMCP Á Châu)
http://www.acbcard.com.vn (trang web trung tâm thẻ của Ngân hàng ACB) http://www.sbv.gov.vn (trang web Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam)
http://www.vcb.com.vn (trang web Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN) http://www.vietinbank.vn (trang web Ngân hàng TMCP Công Thương VN) http://www.hsbc.com.vn (trang web Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một
thành viên HSBC Việt Nam)
http://www.kienthuckinhte.com (trang web kiến thức kinh tế) http://www.thitruongthe.com (trang web thị trường thẻ Việt Nam) http://www.thitruongtaichinh.vn (trang web thị trường tài chính)
PHỤ LỤC
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Kính chào quý khách hàng!
Lời đầu tiên xin gửi lời cảm ơn đến quý khách hàng đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua.
Kính thưa quý khách hàng! Chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu:“Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
của ACB”. Để có số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi rất mong
nhận được ý kiến đánh giá, nhận xét quý giá từ quý khách hàng qua một số câu hỏi sau. Tất cả các câu trả lời của quý khách hàng là rất hữu ích, được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ để phục vụ cho q trình nghiên cứu của chúng tơi. Rất mong nhận được sự quan tâm đánh giá của quý khách hàng!
Xin quý khách hàng vui lòng đánh dấu trả lời vào một ô vuông.
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI VỀ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG.
Xin vui lịng cho biết thơng tin cá nhân của q khách hàng.
1. Giới tính: Nam. Nữ. 2. Độ tuổi: Từ 18-24 tuổi. Từ 25-35 tuổi. Từ 36-45 tuổi. Từ 46-55 tuổi. Trên 56 tuổi.
3. Trình độ học vấn:
Tiểu học. Trung học cơ sở. Trung học phổ thông. Đại hoc. Sau đại học.
4. Nghề nghiệp:
Lao động phổ thông. Công nhân;
Công nhân viên. Kinh doanh.
5. Thu nhập trung bình 1 tháng:
Dưới 5 triệu. 5-10 triệu. Trên 10 triệu.
6. Đối tượng khách hàng:
Cá nhân. Doanh nghiệp.
7. Quý khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử nào của ACB?
Internet Service. Mobile Service. SMS Service. Phone Service. Callcenter 247.
8. Quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB trong thời gian bao lâu?
Dưới 1 năm. Từ 1-2 năm.
3 năm. Trên 3 năm.
PHẦN II: CÁC CÂU HỎI VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ.
như thế nào?
Rất tốt. Tốt.
Khá. Trung bình.
Kém.
10. Quý khách hàng đánh giá về tiện ích dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB như thế nào?
Rất tốt. Tốt.
Khá. Trung bình.
Kém.
11. Quý khách hàng đánh giá về thời gian thực hiện giao dịch của vụ ngân hàng điện tử của ACB như thế nào?
Rất tốt. Tốt.
Khá. Trung bình.
Kém.
12. Quý khách hàng đánh giá về cước phí dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB như thế nào?
Quá cao. Cao.
Trung bình. Thấp.
quá thấp.
PHẦN III: CÁC CÂU HỎI VỀ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ.
13. Quý khách hàng đánh giá về thái độ, phong cách phục vụ nhân viên của ACB như thế nào?
Rất tốt. Tốt.
Khá. Trung bình.
Kém.
14. Quý khách hàng đánh giá về kiến thức nghiệp vụ nhân viên của ACB như thế nào?
Rất tốt. Tốt.
Khá. Trung bình.
Kém.
15. Quý khách hàng cịn có những đánh giá, nhận xét nào khác, xin quý khách hàng vui lòng ghi rõ ở bên dưới, nhằm giúp cho chúng tơi có thêm thơng tin để phục vụ cho q trình nghiên cứu.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG!