2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu:
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB từ 2008 đến 2012:
Theo báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính đến 31/12/2012 của ACB, tổng tài sản của ACB đạt hơn 176.307 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 12.624 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 của ACB đạt 928,3 tỉ đồng, trong khi đó cả năm 2011 ACB lãi ròng 3.207 tỉ đồng; Hệ số an tồn vốn ở mức 13,52%; Nợ xấu của ACB tính đến cuối năm 2012 là 2,5% trên tổng dư nợ, tăng gấp hơn 2 lần so với tỉ lệ 0,89% cuối năm 2011. Tính đến cuối năm 2012, Ngân hàng ACB có hơn 1.150 tỉ đồng nợ có khả năng mất vốn; Năm 2012 ACB lỗ hơn 1.863,6 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, lỗ 213 tỉ đồng từ mua bán chứng khoán đầu tư (năm 2011 hoạt động này lãi 82,5 tỉ đồng) và lỗ 96 tỉ đồng từ hoạt động khác.
Chúng ta có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ACB thông qua các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Ngân hàng qua các năm 2008 đến 2012.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của ACB từ 2008-2012 (đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng tài sản 105.306 167.881 205.103 281.019 176.307
Vốn điều lệ 3.726 6.355 7.814 9.377 9.377
Dư nợ tín dụng khách hàng 34.833 62.358 87.195 102.809 102.815
Huy động khách hàng 75.113 108.992 137.881 142.218 140.700
Lợi nhuận trước thuế 2.561 2.838 3.102 4.203 1.043
ROE (%) 36,52 31,76 28,91 36,02 8,50
ROA (%) 2,68 2,08 1,66 1,73 0,50
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ 2008-2012
Từ các chỉ tiêu số liệu của Bảng 2.1, chúng ta thấy từ các năm 2008-2011 các chỉ tiêu như: tổng tài sản, vốn điều lệ, dư nợ tín dụng khách hàng, huy động vốn, lợi nhuận trước thuế đều tăng, đặc biệt là tổng giá trị tài sản và vốn điều lệ tăng rất nhanh. Tỷ số lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) có tỷ lệ cao, riêng năm 2009 và 2010 tuy có giảm so với 2008 nhưng tăng trở lại trong năm 2011. Tỷ số lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) các năm 2009, 2010, 2011 có giảm so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức ổn định. Tuy nhiên, năm 2012 ACB bị khủng hoảng bởi tình hình kinh tế khó khăn, sự cố tháng 8/2012, thay đổi nhân sự trong hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc làm cho tổng tài sản của ACB giảm tới 37% so với năm 2011 và lần đầu tiên ACB kinh doanh bị thua lỗ. Mặc dù, gặp phải những khó khăn, ACB vẫn cố gắng vượt qua mọi khó khăn để đạt được một số kết quả như: thanh khoản được kiểm sốt và đã ứng phó linh hoạt với nhu cầu rút tiền của khách hàng, huy động vốn của ACB vẫn tăng 11% trong năm 2012, nếu loại trừ yếu tố vàng. Với kinh nghiệm và uy tín thương hiệu 20 năm phát triển, ACB luôn giữ vững vị thế là Ngân hàng mạnh trong hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam. ACB liên tục nhiều năm liền được nhận danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong 4 năm liền 2009, 2010, 2011, 2012 do các tạp chí quốc tế uy
tín như: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia và The Asset bình chọn.