Lịch sử phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 30)

1.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:

1.2.4 Lịch sử phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:

Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E-Banking) được phát triển khoảng hơn một thập kỷ trước đây, nhiều ngân hàng ở các nước phát triển bắt đầu cung ứng phần mềm ứng dụng cho khách hàng, nhằm giúp cho khách hàng có thể xem số dư tài khoản, thực hiện lệnh thanh toán một số dịch vụ công cộng như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền bảo hiểm,…Năm 1989 lần đầu tiên Ngân hàng WellFargo của Mỹ cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng, trong quá trình triển khai đã có nhiều nghiên cứu, thử nghiệm cũng có thành cơng và thất bại,

đến năm 1995 dịch vụ ngân hàng điện tử chính thức được triển khai với sự tham gia, hợp tác của 16 Ngân hàng lớn tại Mỹ.

Tại Việt Nam, vào tháng 03/1995 E-Banking bắt đầu có sự tham gia của Hiệp hội tài chính viễn thơng liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT- Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications) thông báo và thực hiện dịch vụ cho khách hàng, ngân hàng, người mơi giới chứng khốn thơng qua phương thức chuyển tiền điện tử. Năm 1994 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam triển khai dịch vụ Home Banking, đến năm 1999 Vietcombank thực hiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam với hệ thống VCB Vision 2010, đến năm 2000 Vietcombank đưa ra sản phẩm E-Banking. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xuất hiện vào tháng 05/2002. Ngân hàng Công thương Việt Nam khai trương dịch vụ E- Banking vào tháng 11/2002. Sau đó, các Ngân hàng áp dụng các dịch vụ cơ bản của NHĐT như: ACB, Vietcombank, Techcombank,…Tiếp theo đó các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài như: ANZ, CitiBank, HSBC, Deutsch bank cũng cung cấp dịch vụ E-Banking nhưng chỉ dừng lại ở khách hàng doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, các ngân hàng trong nước và nước ngoài đã đầu tư phát triển mạnh E- Banking để phục vụ và thu hút khách hàng, giảm chi phí đầu tư, chi phí nhân lực, chi phí quản lý,…để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dịch vụ được nhiều khách hàng tiếp nhận nhiệt tình, nhưng vẫn cịn một số khách hàng chưa quen với việc sử dụng phương thức giao dịch hiện đại này do còn quen với phương thức giao dịch truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 30)