Nhóm giải pháp phát huy vai trò chủ thể của đồng bào các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 165 - 174)

dân. Có đồn kết chặt chẽ mới có sức mạnh để chung lưng đấu cật phát triển kinh tế và văn hóa xã hội, ổn định an ninh chính trị. Điều quan trọng, có đồn kết mới xóa được đói nghèo, các dân tộc mới hiểu nhau chân tình thực sự, giúp nhau cùng tiến bộ, tương trợ lẫn nhau về mọi mặt, chống lại được sự kích động của kẻ thù. Do đó, xây dựng khối đại đồn kết dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên phải gắn với giải quyết hài hồ lợi ích của các dân tộc chung sống trên địa bàn, nhất là đồng bào dân tộc tại chỗ và đồng bào mới di cư đến, tránh mọi hành vi, lời nói có biểu hiện sự miệt thị, kỳ thị dân tộc. Mặt khác động viên khả năng tự vươn lên, truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong lao động sản xuất, xây dựng đời sống mới và bảo vệ Tổ quốc. Phát động và duy trì các phong trào giúp nhau trong sản xuất và đời sống giữa các hộ cùng dân tộc, giữa dân tộc mới di cư đến với dân tộc tại chỗ. Trong đó, “mỗi đảng viên và mỗi đoàn viên cần phải xung phong trong mọi công tác, cần làm gương mẫu tốt cho đồng bào noi theo” [70, tr.228] để xây dựng mối quan hệ đồn kết gắn bó cùng nhau xây dựng tỉnh Thái Nguyên văn minh, hiện đại.

4.2.5. Nhóm giải pháp phát huy vai trò chủ thể của đồng bào các dân tộc thiểu số thiểu số

Thứ nhất, phát huy vai trò chủ thể của đồng bào các dân tộc thiểu số trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên.

Đây là giải pháp quan trọng nhằm khơi dậy sức mạnh bên trong của đồng bào các dân tộc. Giải pháp này bắt nguồn từ việc quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh phải “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, “Chớ có ỷ lại, phải cố gắng tự lực cánh sinh là chính, việc giúp đỡ là phụ” [66, tr.468]. Yêu cầu đặt ra, đồng bào các dân tộc

cần đồn kết, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau trên cơ sở phát huy sức mạnh nội lực của đồng bào. Theo số liệu điều tra xã hội học, có 81% ý kiến số người được hỏi khẳng định, đồng bào các dân tộc phải khắc phục khó khăn tự vươn lên để phát huy vai trị chủ thể của mình trong thực hiện vấn đề dân tộc [Phụ lục 2]. Khách quan để nhìn nhận, đồng bào vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Ngun cịn nghèo, trình độ dân trí

vẫn thấp, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp; trình độ, phương thức canh tác của đồng bào lại lạc hậu, năng suất lao động chưa cao. Mặc dù, trong thời gian qua các cấp, ngành, đồn thể ở địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác mới, kết hợp chuyển đổi giống cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất tập trung, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Đồng thời, hướng dẫn bà con quy trình chăm sóc, ni dưỡng, phương pháp bảo quản, sơ chế sau thu hoạch, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị sản phẩm. Cùng với đó, tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện ăn, ở vệ sinh, bài trừ mê tín dị đoan, loại bỏ hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Việc đẩy mạnh cơng tác tun truyền, vận động ở vùng dân tộc đã giúp đồng bào nâng cao nhận thức trong phát triển kinh tế gia đình, khơng ỷ lại vào Nhà nước; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và thêm tin tưởng vào Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, điều đáng nói, vẫn cịn một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số cịn có tư tưởng trơng chờ, ỉ lại. Vì vậy, để thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trên thực tế, phải phát huy nội lực của chính đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, quan trọng hơn, chính đồng bào cần phải cố gắng tự lực cánh sinh là chính, việc giúp đỡ là phụ.

Thứ hai, phải quán triệt quan điểm người dân là chủ thể và động lực của quá trình thực hiện chính sách dân tộc.

Một trong những nguyên nhân không nhỏ gây cản trở việc thực hiện vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là do những quan niệm chưa đúng đắn, thậm chí có những quan niệm coi thực hiện chính sách dân tộc là ban phát, là một chiều từ phía Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc. Tư duy ấy chi phối q trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc trong thực tiễn. Nhiều chương trình, dự án về chính sách dân tộc cịn mang tính thụ động, phong trào và tính thời vụ. Thậm chí có những cán bộ lợi dụng q trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhất là thực hiện các chương trình, dự án để tham nhũng, làm giàu bất chính. Do vậy, để giải quyết tốt vấn đề dân tộc trước hết cần đổi mới nhận thức để có quan niệm đúng đắn về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Các cấp, các ngành, mỗi cán bộ đảng viên, mỗi người dân đều phải nhận thức được rằng, thực hiện chính sách dân tộc là làm công tác quần chúng, là làm cơng tác chính trị, tư tưởng, là xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, là thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Từ nhận thức ấy, cấp ủy, các cơ quan chuyên môn cần tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc tham gia vào tất cả quá trình từ thu thập thơng tin, hoạch định chính sách, đến việc tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá, thẩm định hiệu quả việc thực hiện chính sách và được hưởng lợi từ chính sách. Đối với các chương trình dự án, cần thơng báo kế hoạch đầu tư đến toàn thể nhân dân vùng dự án biết tổng vốn đầu tư chương trình, địa điểm xây dựng, nhân dân tham gia đóng góp cùng với Nhà nước để xây dựng cơng trình bao nhiêu, phần nào được thanh tốn, phần nào khơng được thanh tốn. Trên cơ sở đó dân tham gia vào quản lý, kiểm tra, giám sát dự án.

Cần phải xác định rằng, chủ thể thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta chính là đồng bào các dân tộc. Sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước là cần thiết để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mọi mặt giữa các dân tộc. Tuy nhiên, đó chỉ là sự giúp đỡ về nguồn lực, kỹ thuật, các yếu tố vật chất và tinh thần. Cịn chủ thể đích thực của q trình đó là đồng bào các dân tộc. Họ phải tự vươn lên, rút ngắn khoảng cách phát triển với các dân tộc khác.

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua luôn xác định các chương trình đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi triển khai thực hiện nhất thiết cần phải có được sự hưởng ứng của nhân dân, đảm bảo quy chế dân chủ ở cơ sở, người dân được quyết định, kiểm tra, giám sát đối với các chương trình có liên quan trực tiếp đến đời sống của họ. Việc lựa chọn đầu tư xây dựng các cơng trình phải do nhân dân công khai bàn bạc và thông qua Hội đồng nhân dân quyết định. Kinh nghiệm cho thấy, dự án nào nhân dân được tham gia bàn bạc ngay từ đầu thì sẽ huy động nguồn lực được tốt hơn, củng cố được sự tin tưởng và lịng nhiệt tình hưởng ứng của người dân vào chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước. Đây là một tác nhân quan trọng cho sự thành cơng của các chương trình, dự án.

Thứ ba, q trình cụ thể hóa chính sách dân tộc thơng qua các chương trình dự án cần chú ý đến điều kiện kinh tế - xã hội đa dạng của vùng dân tộc.

Trong q trình cụ thể hóa chính sách dân tộc thơng qua các chương trình, dự án, cần quan tâm đến điều kiện kinh tế - xã hô ̣i đa dạng của từng vùng dân tộc, cần tính đến yếu tố đặc thù của từng dân tộc để có những hình thức bước đi và giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm phát huy vai trị chủ động, tích cực, làm chủ của đồng bào các dân tộc. Về nguyên tắc, cần tạo sự công bằng về cơ hội, điều kiện để các dân tộc phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình trong thực hiện chính sách dân tộc. Đây cũng là mong muốn, nguyện vọng chính đáng của 98,7% ý kiến được hỏi trong điều tra xã hội học khi đề cập đến những vấn đề cần tập trung giải quyết trong quan hệ giữa các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay [Phụ lục 2].

Có thể nói, đây là yếu tố đóng vai trị rất quan trọng đến sự thành bại của các dự án. Phải tiến hành điều tra, khảo sát để có những hiểu biết đúng đắn và khách quan về các yếu tố đặc thù của từng vùng, từng dân tộc. Cần phải hiểu người dân là ai, họ đang ở thang bậc phát triển xã hội nào, với những phong tục, tập quán và lối sống riêng ra sao để có hình thức, bước đi và giải pháp hiệu quả phát huy vai trò của đồng bào dân tộc. Theo đó, mợt trong những yêu cầu đặt ra là phải rà soát, chỉnh sửa, bổ sung chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, phải tăng cường nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các vùng, các dân tộc để cụ thể hóa các chính sách sao cho phù hợp với thực tế địa phương.

Thứ tư, tiến hành công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm bồi dưỡng nâng cao lịng tự hào và tự tơn dân tộc.

Nội lực của mỗi dân tộc chính là tiềm năng được tạo nên từ tổng thể các điều kiện lịch sử, tự nhiên, văn hóa, xã hội của dân tộc đó. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, ngọn nguồn sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc chính là lịng tự hào, tự tôn lịch sử truyền thống dân tộc và nếu được khơi dậy thì đây sẽ là động lực mạnh mẽ và trực tiếp nhất để đồng bào các dân tộc phát huy vai trị chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của mình trong q trình thực hiện chính sách dân tộc. Tuy nhiên, mỗi dân tộc khơng thể co mình, khép kín để chỉ có thể phát triển tự thân bằng nội lực. Trong xu thế hội nhập, quan hệ hợp tác hiện nay nội lực ấy chỉ có thể được phát huy mạnh mẽ, có hiệu quả khi có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa những dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn cũng như trên phạm vi cả nước. Mối quan hệ ấy, sự tác động của yếu tố ngoại lực ấy được thể hiện qua chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của sự thống nhất trong đa dạng của dân tộc Việt Nam, sự thống nhất giữa cái chung của cộng đồng dân tộc với cái riêng của từng dân tộc. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ ấy là yêu cầu lớn nhất trong hoạch định và thực thi vấn đề dân tộc ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Yêu cầu đặt ra là cần thơng qua nhiều hình thứ c đa dạng, phong phú để tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; bồi dưỡng, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khắc phục tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước và xã hội; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khai thác đến mức cao nhất mọi tiềm năng thế mạnh của nhân dân. Bằng các phương pháp tuyên truyền, giúp đỡ đồng bào các dân tộc nhận thức và hành động

đúng theo quy luật: muốn tiến bộ, phát triển, và xóa bỏ mọi cách biệt giữa các dân tộc, bên cạnh sự giúp đỡ quý báu to lớn của Đảng, Nhà nước và đồng bào cả nước, việc phát huy nội lực, phát huy tính chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, củng cố hệ thống chính trị, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là yếu tố rất quan trọng.

Tiểu kết chương 4

Vấn đề dân tộc ln ln có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc, bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là sức mạnh để đảm bảo sự phát triển bền vững, đạt tới mục tiêu chung là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc giải quyết vấn đề dân tộc và thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc đã và đang đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta nói chung và trong đó có tỉnh Thái Nguyên những trọng trách lịch sử trước nhu cầu phát triển của đất nước. Do đó, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay cần quán triệt và thực hiện tốt những phương hướng cơ bản: Tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và quán triệt sâu sắc quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên; trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trên cơ sở nắm vững đặc trưng văn hóa, đặc điểm tâm lý của các dân tộc; phải thực hiện tốt công tác cán bộ, đặc biệt là đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và cán bộ người dân tộc thiểu số; chú trọng vai trị của hệ thống chính trị ở cơ sở, củng cố quốc phịng, an ninh và phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở những phương hướng trên, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các nhóm giải pháp: Thứ nhất, nhóm giải pháp về nhận thức: nâng cao trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, của cả hệ thống chính trị trong cơng tác tun truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc; phát huy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng và kết hợp nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, luôn được quán triệt đến mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; thứ hai, nhóm giải pháp về chính sách: tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; thực hiện tốt cơng tác định canh định cư bền vững, nhất là đối với các dân tộc thiểu số ở vùng cao của tỉnh Thái Nguyên; thứ

ba, nhóm giải pháp về đội ngũ cán bộ: làm tốt công tác quy hoạch cán bộ đối với

đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; công tác quy hoạch cán bộ phải gắn chặt với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển cán bộ; hồn thiện hệ thống chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; thứ tư, nhóm giải pháp về xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị; tăng cường quốc phịng, an ninh, đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch; thứ năm, nhóm giải pháp phát huy vai trò chủ thể của đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc thực hiện vấn đề dân tộc ở

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 165 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)