Về khái niệm bình đẳng (trong đó có liên quan đến nội dung bình đẳng dân tộc), Từ điển Bách khoa Việt Nam viết: “Bình đẳng là sự được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hố... khơng phân biệt thành phần và địa vị, trong đó trước tiên là bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng đã được quan niệm và thực hiện khác nhau qua các thời kỳ lịch sử với các chế độ chính trị xã hội khác nhau. Thủ tiêu các đặc quyền, đặc lợi phong kiến, xác lập sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật và là một tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản. Song sự bình đẳng đó khơng thể triệt để trong một xã hội có sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo, người áp bức bóc lột với người bị áp bức bóc lột. Sự bình đẳng tồn diện và triệt để chỉ có thể thực hiện được khi nào xóa bỏ được tình trạng khơng bình đẳng trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, xóa bỏ được cơ sở của sự bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc, xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi trong xã hội” [109, tr.232].
Dưới chế độ công xã nguyên thủy, trong điều kiện trình độ kinh tế - xã hội thấp kém, bình đẳng và cơng bằng tuy nội dung rất nghèo nàn, nhưng lại là một giá trị phổ biến giữa các thành viên trong xã hội. Trong xã hội phong kiến, tuy trình độ phát triển về kinh tế - xã hội cao hơn chế độ chiếm hữu nơ lệ, song thay cho sự bình đẳng và cơng bằng sơ khai, lại là sự bất cơng, bất bình đẳng giữa giai cấp, tầng lớp thống trị với tuyệt đại đa số nhân dân lao động.
Trong xã hội tư bản, “tự do, bình đẳng, bác ái” trở thành những giá trị tượng trưng cho trình độ văn minh tiến bộ của nhân loại, tuy nhiên đã bị giai cấp tư sản lợi dụng để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của họ. Trên phương diện kinh tế, giai cấp tư sản cho rằng, bình đẳng là ai cũng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu tài sản. Quan niệm đó khơng bao hàm sự cần thiết phải thủ tiêu giai cấp bóc lột, chế độ bóc lột và sự bất bình đẳng. Điều này lý giải tại sao, trong xã hội tư bản, khơng thể có bình đẳng dành cho người lao động vì vẫn cịn tồn tại tình trạng khơng bình đẳng trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất - cơ sở của sự bóc lột giai cấp, áp bức dân tộc, đặc quyền, đặc lợi và bất bình đẳng trong xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bình đẳng là một sản phẩm mang tính lịch sử, phụ thuộc vào điều kiện xã hội - lịch sử nhất định, là một nguyên tắc xã hội khẳng định con người, cộng đồng người có giá trị như nhau, cần tơn trọng và được tơn trọng như sau. Bình đẳng thể hiện trong nhiều mối quan hệ: giữa người với người, nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác, dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác, v.v.; trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và trong mối quan hệ giữa quyền lợi - nghĩa vụ, cống hiến - hưởng thụ. Bình đẳng là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài và phát triển cùng với sự phát triển lịch sử - xã hội. Để có bình đẳng hồn tồn trên thực tế phải xố bỏ tận gốc mọi sự áp bức, bóc lột và xây dựng thành cơng chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi tồn thế giới.
Hồ Chí Minh quan niệm: bình đẳng là “bình quyền”. Đó là quyền của mỗi người dân được sống, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc; bình đẳng gắn liền với chế độ dân chủ và đối lập với “bất bình đẳng”, mọi sự bất bình đẳng đều phải xố bỏ; bình đẳng ln gắn với độc lập, tự do, hạnh phúc, là “bình đẳng thật” chứ khơng phải “bình đẳng giả dối” của đế quốc, thực dân.
Từ những quan niệm trên, tác giả cho rằng: Bình đẳng là nhu cầu tự nhiên của con người được đối xử ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, về cơ hội và điều kiện phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội và từng bước được hiện thực hoá trên thực tế.