Khái niệm đoàn kết

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 35 - 37)

Đoàn kết là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử và ở những nhà tư tưởng khác nhau, nội hàm về đồn kết cũng có sự khác nhau.

C.Mác và Ph. Ăngghen trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848) đã nêu khẩu hiệu “Vơ sản các nước đồn kết lại!”. Kế thừa và phát triển tư tưởng tập hợp lực lượng cách mạng quốc tế của C.Mác và Ph. Ăngghen phù hợp với bối cảnh lịch sử mới, V.I.Lênin và Quốc tế cộng sản cũng kêu gọi: “Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại!”.

Trên cơ sở nghiên cứu tác phẩm của các nhà kinh điển, có thế thấy, đồn kết mang hàm ý là sự “hiệp đồng”, “liên minh”, “gắn bó chặt chẽ”, v.v.. Đó là sự hiệp đồng, liên mình có ngun tắc của giai cấp vơ sản các nước và các dân tộc bị áp bức nhằm chống lại chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, đoàn kết là “kết thành một khối thống nhất cùng hoạt động về một mục đích chung”; “Đồn kết là kết thành một khối thống nhất ý chí, khơng mâu thuẫn, chống đối nhau” [132, tr.576].

Nhìn từ góc độ xã hội, đoàn kết thể hiện sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội, vì mộ̣t mục tiêu chung. Giá trị đích thực của đồn kết là tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Từ góc độ kinh tế, đồn kết là một q trình giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích, xung đột về quyền lợi, để đi đến sự hài hịa về lợi ích mà mọi người có thể chấp nhận được. Trong các mối quan hệ, giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích là nền tảng của sự đồn kết. Đồn kết về kinh tế chỉ có thể được xác lập trên cơ sở cơng bằng, bình đẳng. Đó chính là cơ sở cho đồn kết bền chặt.

Từ góc độ tâm lý, đồn kết là sự bao dung, nhân ái, coi trọng tình thương và lẽ phải, trân trọng truyền thống dân tộc, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Từ góc độ văn hóa, đồn kết là một giá trị. Trong đồn kết con người thể hiện ý thức cộng đồng, lòng vị tha, đức bao dung và tinh thần trách nhiệm gắn bó giữa cá thể và tập thể, mình vì mọi người và mọi người vì mình, kết hợp giữa lợi ích riêng và lợi ích chung. Đồn kết là một đức tính, một hành vi ứng xử thể hiện một giá trị cao cả và tốt đẹp, xứng đáng với bản tính con người.

Xét về góc độ tổ chức, đồn kết ln địi hỏi rất cao tính tổ chức, cố kết, tính ràng buộc, chế định lẫn nhau giữa các chủ thể. Theo ý nghĩa này, đoàn kết hoàn tồn trái ngược với tình trạng kết bè, kéo cánh, chia rẽ nội bộ làm suy yếu sức mạnh của tập thể. Bởi vậy, tính chế định, ràng buộc lẫn nhau phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với tính tổ chức, tính hệ thống.

Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của tinh thần đoàn kết trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đồn kết là một quy luật sinh tồn, cội nguồn làm nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thuật ngữ đồn kết trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ được hiểu theo nghĩa hạn hẹp là đoàn kết nội bộ cơ quan, làng xã, tổ chức xã hội, đồn thể, tơn giáo, tộc người mà cịn mang một ý nghĩa chung, rộng lớn của sự cố kết giai cấp, dân tộc và quốc tế; tất cả vì lợi ích của con người. Theo Người, đoàn kết là sự liên kết chặt chẽ thành một khối thống nhất của số đơng người có chung mục đích, lý tưởng, biết đồng tâm, hiệp lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn bảo đảm thực hiện thành cơng mục đích, lý tưởng đó và được quy tụ bởi bốn yếu tố cơ bản: Đơng, Đích, Kết và Đồng.

Đơng là chỉ số lượng người tham gia ít nhất phải có 2 người trở lên, nhiều nhất là tồn nhân loại. Hồ Chí Minh có rất nhiều câu nói về yếu tố Đơng này: “Lọ là thân thích ruột rà, cơng nơng thế giới đều là anh em”; “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại” [61, tr.496]; “Hịn đá to, hịn đá nặng/Một người nhấc, nhấc khơng đặng/Hòn đá to, hòn đá nặng/Nhiều người nhấc, nhấc mới đặng”, v.v..

Đích là mục đích của đồn kết, đồn kết cần đơng người nhưng đông người chưa chắc đã đồn kết. Số đơng người chỉ đồn kết khi họ có chung mục đích, lý tưởng. Trong di sản của Hồ Chí Minh, mục đích, lý tưởng chính là lợi ích, là quyền con người, lợi ích và quyền của các dân tộc. Đồn kết là nhằm lợi ích đó.

Kết là sự liên kết, liên hợp số đơng người có mục đích chung là hợp thành một khối thống nhất chặt chẽ. Năm 1925, trong bài văn vần: Hãy yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết, Hồ Chí Minh viết:

Hãy liên kết như thân thể mình

Ngũ quan cùng với tay chân dính liền Tách rời nhau thời không thể sống

Chỉ cùng với nhau sức lực mới sinh sôi [62, tr.503].

Đồng, trong tư tưởng của Hồ Chí Minh rất toàn diện: “Đồng tâm nhất trí”, “Đồng lịng hợp sức”, “Đồng tâm hợp lực”, “Đồng lịng hợp sức”… đó là sự thống nhất về mục đích lí tưởng và ý chí quyết tâm thực hiện cho được mục đích, lý tưởng đó, và chỉ có trên cơ sở này mới đồng sức, đồng lịng. Hồ Chí Minh đã tổng kết tính đồn kết của chữ đồng:

“Dân ta xin nhớ chữ đồng;

Chữ đồng tạo nên sức mạnh to lớn của đồn kết và sức mạnh vơ địch của đại đoàn kết.

Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất của 4 yếu tố cơ bản

đơng, đích, kết, đồng. Yếu tố tạo nên sức mạnh hợp lực to lớn về cả vật chất và tinh

thần để đảm bảo thực hiện thành cơng mục đích của liên kết trở thành đồn kết. Hồ Chí Minh khơng phải là người đầu tiên đưa ra khái niệm đồn kết. Đóng góp của Hồ Chí Minh là kế thừa, bổ sung thêm cả về nội hàm và ngoại diên của khái niệm này, khiến nó được tồn diện và hồn chỉnh hơn.

Từ những dẫn giải trên, tác giả cho rằng: Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất cả về tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là sự “cố kết”, “gắn bó” cộng đồng, dân tộc trước yêu cầu của cuộc chiến chống thiên tai, chống ngoại xâm để tồn tại và phát triển. Sự cố kết, gắn bó đã thấm sâu vào các thế hệ người Việt Nam và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)