Vấn đề chung

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 116 - 118)

Từ thực trạng giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến nay, nhìn một cách bao quát, những thành tựu về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên đạt được trên nền tảng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc vào thực tế của địa phương đã cho thấy, vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc của tỉnh Thái Nguyên đang được giải quyết khá đúng đắn, điều đó chứng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc đang dần được hiện thực hóa ở tỉnh Thái Nguyên. Thành tựu này, được chính đồng bào dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên đánh giá ở mức rất cao. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1: Đánh giá của đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên về mối quan hệ đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc

TT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ

1 Đã xác lập được quan hệ đồn kết, bình đẳng,

tương trợ 151 50,3%

2 Đã xác lập được quan hệ đoàn kết 47 15,7%

3 Đã xác lập được quan hệ bình đẳng 45 15%

4 Đã xác lập được quan hệ tương trợ 43 14,3%

5 Chưa xác lập được quan hệ đồn kết, bình

đẳng, tương trợ 5 1,7%

6 Chưa xác lập được quan hệ đoàn kết 4 1,3%

7 Chưa xác lập được quan hệ bình đẳng 2 0,7%

8 Chưa xác lập được quan hệ tương trợ 3 1%

Tuy nhiên, nhìn một tồn diện, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, với những bất cập về kinh tế - chính trị; văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng trong giải quyết vấn đề dân tộc của tỉnh Thái Ngun; mối quan hệ đồn kết, bình đẳng, tơn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc có lúc chưa thật chặt chẽ, thường xuyên; các thế lực thù địch cịn lợi dụng để chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc. Do đó, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn, trình độ phát triển giữa các dân tộc chưa đồng đều, khoảng cách lớn về giàu nghèo giữa vùng đô thị, vùng nông thơn, vùng dân tộc cịn tồn tại, tình hình an ninh, trật tự vùng dân tộc, miền núi còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Tình trạng trên khơng những làm cho các dân tộc thiểu số trong tỉnh khó vươn lên hồ nhập cùng với sự phát triển chung của cả nước, mặt khác, còn tạo ra khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là khi bị các thế lực thù địch lợi dụng. Theo số liệu điều tra xã hội học, phần lớn cán bộ, đảng viên ở cơ sở đã nhận thức đúng và đầy đủ về chính sách đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước. Trong khi đó, một bộ phận lớn đồng bào dân tộc có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước (xem bảng số

liệu dưới đây):

Bảng 3.2: Mức độ nhận thức của về chính sách đồn kết, bình đẳng, tương trợ của đồng bào dân tộc thiểu số

STT Mức độ thực hiện

Cán bộ, đảng

viên Đồng bào dân tộc Số

lượng Tỷ lệ

Số

lượng Tỷ lệ

1 Nhận thức đúng và đầy đủ 218 72,7% 26 8,7%

2 Nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ 77 25,7% 198 66%

3 Nhận thức chưa đúng 1 0,3% 21 7,0%

4 Nhận thức chưa đầy đủ 4 1,3% 55 18,3%

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả.

Thực tế trên đã chứng tỏ, giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, địi hỏi Đảng bộ, chính quyền, các cấp, các ngành mà trực tiếp là hệ thống chính trị các cấp và đồng bào các dân tộc trong tỉnh phải tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, nhằm củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, từng bước khắc phục sự

chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Hơn nữa, nhìn từ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về các điều kiện bảo đảm cho thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, chúng ta vẫn thấy, việc giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay cần phải giải quyết một số vấn đề cấp bách được đặt ra, đó là vấn đề nâng cao nhận thức về vấn đề dân tộc; nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các chính sách dân tộc; nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở; phát huy vai trị của hệ thống chính trị và người dân; phịng ngừa, kịp thời phát hiện và kiên quyết đấu tranh với âm mưu của các thế lực thù địch. Toàn bộ những vấn đề này là khâu then chốt cho việc bảo đảm và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trở thành hiện thực trong đời sống đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)