3.2.2.1. Thành tựu
Thứ nhất, tạo cơ hội rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các thành phần dân tộc trong phát triển kinh tế, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.
Xuất phát từ quan điểm: Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh các dân tộc được
hồn tồn bình đẳng về mọi mặt trên thực tế, từ năm 1997 đến nay, Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên trong nhiều năm qua đã tập trung giải quyết những vấn đề trọng yếu, như xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Nhiều chính sách trợ giúp cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc. Qua đó, khuyến khích tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát huy tính tích cực lao động với mong muốn thốt nghèo của đồng bào các dân tộc. Có thể khái quát những kết quả đạt được trên các bình diện sau:
Về kinh tế: nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nói chung và vùng đồng bào dân tộc
tính tự cấp tự túc, đồng bào từng bước làm quen với những yếu tố của sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã biết sản xuất theo mơ hình VAC, VACR, chăn ni đại gia súc… Điều đó chứng tỏ đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc về kinh tế giữa các dân tộc đã thể hiện trong phương thức sản xuất.
Những năm gần đây, quyền bình đẳng về kinh tế ngày càng được thể hiện trên thực tế. Biểu hiện ở: tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh Thái Nguyên duy trì tốc độ cao và tương đối ổn định, sản xuất và đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Trong giai đoạn 1997 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ở mức cao. Năm 1997, tốc độ tăng trưởng của tỉnh Thái Nguyên là 7,2%; năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng (11,11%) cao hơn giai đoạn 2001 - 2005 là 2% và cao hơn mức bình quân chung của cả nước (6,78%) [122]. Trong giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,6%; năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 15,2% [103]. Thực tế chung này đã làm cho đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, khá toàn diện.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Giá trị và tỉ trọng các ngành sản xuất vật chất giảm nhẹ, ngành sản xuất các sản phẩm dịch vụ tăng lên cả giá trị và tỉ trọng đóng góp GDP. Tỉ lệ lao động và cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp giảm xuống, khu vực sản xuất phi nông nghiệp tăng lên cả tỉ trọng lao động, giá trị sản xuất, cơ cấu đóng góp trong nền kinh tế.
Sản xuất nơng nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản): Trên thực tế, từ năm 1997 - 2015, đặc biệt là từ 2010 - 2015, trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Ngun ln có giá trị sản xuất nơng nghiệp cao. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, từ 32% năm 2010 lên 41% năm 2015 [28, tr.35]. Tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều mơ hình sản xuất, chăn nuôi tập trung đã hình thành và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mơ hình trồng cây dược liệu, mơ hình chăn ni dê tại xã Phú Thượng; mơ hình chăn ni gà thả vườn tại xã Bình Long (Võ Nhai); mơ hình trồng chuối tiêu hồng tại các xã Phượng Tiến, Trung Lương (Định Hóa); mơ hình ni cá ruộng tại xã Bình Yên, Thanh Định, Trung Hội (Định Hóa) v.v… Phong trào “nơng dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được phát triển rộng khắp ở các xã miền núi, như: Tân Khánh, Tân Kim (Phú Bình); Tràng Xá, Bình Long (Võ Nhai); Minh Lập, Hóa Trung, Linh Sơn (Đồng Hỷ). Do đó, tình
hình kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt.
Về sản xuất công nghiệp: Lợi thế ưu trội của tỉnh Thái Nguyên là ngành công
nghiệp, với các khu, cụm cơng nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động gồm: Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên, Khu công nghiệp Sông Công, cụm công nghiệp La Hiên, Cụm công nghiệp Giang Tiên. Đây là một ngành được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, vững chắc. Trong ngành công nghiệp, các phân ngành mà tỉnh Thái Nguyên có lợi thế phát triển như: Công nghiệp khai thác và chế biến khống sản, cơng nghiệp chế biến lương thực thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Song song với công nghiệp, dịch vụ cũng phát triển cả về quy mơ và loại hình: Giá trị tăng thêm của thương mại, dịch vụ ước đạt đến năm 2015 gấp 1,5 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,7%/năm [28, tr.33].
Như vậy, trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, từ sự vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc vào tình hình thực tiễn của địa phương trong giải quyết vấn đề dân tộc, tỉnh Thái Nguyên đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên lĩnh vực kinh tế. Điều đó đã chứng tỏ rằng, chính sách dân tộc trong cơng tác dân tộc của tỉnh Thái Nguyên đang dần hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vào cuộc sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thực trạng nêu trên được phần lớn đồng bào dân tộc khẳng định qua kết quả điều tra xã hội học của tác giả. Với 76,7% ý kiến đánh giá mức độ chênh lệch về kinh tế đang dần thu hẹp giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [phụ lục 2]. Có thể nói, đó là kết quả tổng hợp từ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, từ vai trò tổ chức, quản lý của các cấp cấp chính quyền ở địa phương, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của chính đồng bào các dân tộc trong thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau.
Thứ hai, việc giải quyết vấn đề dân tộc của tỉnh Thái Nguyên đã góp phần thúc đẩy văn hóa - xã hội phát triển.
Từ thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc vào thực tế địa phương, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải có một tư duy, tầm nhìn mới là kinh tế tăng trưởng gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, chăm lo cho đời sống của nhân
dân cả về vật chất và tinh thần. Do vậy, nhiệm vụ mang tính chính trị của tỉnh Thái Ngun, khơng chỉ thực hiện tốt các chính sách kinh tế, mà song hành với đó, cịn phải thực hiện tốt các chính sách văn hóa - xã hội. Với ý nghĩa đó, từ năm 1997 - 2015, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa. Cụ thể:
Thành tựu về xóa đói giảm nghèo
Sớm nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác xóa đói giảm nghèo, từ năm 1997 đến năm 2000, vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được tỉnh Thái Ngun quan tâm, theo đó nhiều chương trình có ý nghĩa thiết thực với đời sống của đồng bào dân tộc đã được vận dụng, triển khai sâu rộng. Tuy nhiên, từ năm 2001, xóa đói giảm nghèo mới thực sự trở thành chương trình hành động của tỉnh Thái Nguyên.
Trước những vấn đề cấp bách được đặt ra từ thực tiễn, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều kế hoạch cụ thể, đưa chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, ngày 20/9/2002, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết đi ̣nh 2803/2002/QĐ - UB về viê ̣c phê duyê ̣t chương trình mu ̣c tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001- 2005, với mu ̣c tiêu cu ̣ thể của chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh đến năm 2005 phấn đấu giảm tỷ lê ̣ hô ̣ nghèo từ 14,91% thời điểm 1/1/2001 xuống còn dưới 10% vào cuối năm 2005, mỗi năm phấn đấu giảm 1,4%.
Công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng đồng bào dân tô ̣c thiểu số được xác đi ̣nh là nhiê ̣m vu ̣ rất khó khăn. Nhằm cu ̣ thể hóa chính sách dân tô ̣c của Đảng, Tỉnh ủy Thái Nguyên cùng các cơ quan chuyên môn đã lãnh đa ̣o thực hiê ̣n các chương trình, dự án như: Chương trình 134/ TTg về hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoa ̣t cho hô ̣ đồng bào dân tô ̣c thiểu số nghèo đời sống khó khăn và thực hiê ̣n Quyết đi ̣nh số 135/1998/QĐ - TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ là “Chương trình phát triển kinh tế - xã hô ̣i các xã đă ̣c biê ̣t khó khăn miền núi, vù ng sâu, vùng xa” (go ̣i tắt là Chương trình 135).
Kết quả của chương trình đã có tác động trực tiếp đến cơng tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2005. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh bình quân hàng năm là 17,15%. Năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo là 14,91 đến hết năm 2005 là 4,68% (theo chuẩn cũ). Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn mới: năm 2005 là 26,85%, đến hết ngày 31/12/2007 là 20,69%. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực 44 xã hưởng chương trình 135 đến ngày 31/12/2007 là 42,44%, giảm 7,32 so với năm 2005 [101]. Số hộ nghèo giảm nhanh, đồng thời số hộ thoát nghèo lại tăng lên đáng kể đã làm cho đời sống nhân dân được cải thiện.
Từ năm (2006 - 2010), cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nơng nghiệp - nơng thơn, chương trình mục tiêu giảm nghèo của tỉnh
đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, các tổ chức Đồn thể các cấp. Chương trình giảm nghèo đã được triển khai với quyết tâm cao và đạt được kết quả đáng kể, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 26,85% (68.227 hộ) đầu năm 2006 xuống cịn 10,8% (30.779 hộ) vào cuối năm 2010; bình quân mỗi năm giảm 3,21%, tương ứng giảm 7.500 hộ nghèo [120], hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu của chương trình đề ra.
Để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo đạt kết quả cao, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII (2010) đã ban hành Nghị quyết số 07- NQ/ĐH ngày 23/10/2010, với chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2% trở lên. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 34/2010/NQ- HĐND ngày 12/10/2010 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2% trở lên (theo chuẩn mới); phấn đấu thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương thực hiện các chính sách giảm nghèo chung, như: Chính sách về dạy nghề và giải quyết việc làm, chính sách hỗ trợ về y tế, chính sách hỗ trợ giáo du ̣c, đào ta ̣o, chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hỗ trợ về nhà ở... Bên cạnh đó, tỉnh cịn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, như: Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Võ Nhai, chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất các xã đồng bào khó khăn và thơn bản đồng bào khó khăn (Chương trình 135), dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo, đề án phát triển kinh tế xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mơng sinh sống (Đề án đặc thù của tỉnh).
Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Từ năm (2011 - 2015), tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh từ 20,57% năm 2011 xuống còn 7,06% (dưới 10%). Năm 2015, giảm 13,51%, tương ứng 36.668 hộ thoát nghèo; năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm 2,19% xuống còn 11,21%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,17% xuống cịn 8,76%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, thị trấn vùng dân tộc thiểu số miền núi giảm 2,98% xuống còn 16,24% [129]. Thực tế này đã làm cho bộ mặt nơng thơn nói chung và các xã nghèo, xã đồng bào khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể; đời sống của đại đa số người dân được nâng cao, đặc biệt là nhóm hộ nghèo đồng bào dân tộc ở miền núi, phụ nữ nghèo; không chỉ về thu nhập tăng, đời sống được cải thiện mà khía cạnh sức khỏe, đi lại, học hành cũng tiến bộ rõ rệt. Đến nay, cơ sở hạ tầng của các xã đồng bào khó khăn cơ bản được tăng cường và cải thiện rõ rệt: 100% xã có trường tiểu học và trạm Y tế; 100% xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã; 100% xã có điện sinh hoạt với 95% số hộ dùng điện; 85% hộ dùng
nước sạch [128]. Điều này đã cho thấy, chính sách 135 được xem như là một chính sách chủ lực để phát triển kinh tế - xã hội các xã, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Điều này được minh chứng tại huyện Định Hóa. Với đặc thù là một huyện miền núi có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa: Năm 2011 tổng số hộ nghèo của huyện là 8.205 hộ, chiếm tỷ lệ 28,01%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm 70,1%; số hộ cận nghèo là 5.741 hộ, chiếm tỷ lệ 23,77%. Đến năm 2016, tổng số hộ nghèo của huyện giảm còn 4.838 hộ, chiếm tỷ lệ 18,94%; số hộ cận nghèo là 8.653 hộ, chiếm tỷ lệ 33,88% [102]. Rõ ràng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm đáng kể.
Thực tiễn nêu trên đã chứng tỏ, thực hiện vấn đề dân tộc của tỉnh Thái Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo ln có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất giữa cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Các chính sách, dự án, hoạt động của chương trình đã được triển khai thực hiện và đi vào cuộc sống nhân dân, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Điều quan trọng hơn, chính từ những chủ trương đúng đắn này đã tích cực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự mình vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; giảm bớt những tư tưởng lạc hậu, mặc cảm, trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước; hịa nhập đoàn kết cùng sinh sống ở cộng đồng dân cư góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Những kết quả đạt được về giáo dục - đào tạo góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc.
Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, trên cơ sở nhận thức rõ vai trị, vị trí của giáo dục, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tiễn của địa phương, lãnh đạo, chỉ