Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ của đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 53 - 59)

đẳng, tương trợ giữa các dân tộc

Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong giải quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh là thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Theo Người, đồn kết, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau giữa các tộc người có mối quan hệ thống nhất hữu cơ khơng tách rời. Có thể lý giải mối quan hệ này từ các bình diện cơ bản sau:

Thứ nhất, đoàn kết các dân tộc là mục tiêu đồng thời là nguồn sức mạnh để thực hiện sự bình đẳng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đồn kết tồn dân tộc trong đó có đồn kết các dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định thành bại của sự nghiệp cách mạng. Từ thực tiễn lịch sử Việt Nam, Người đã khẳng định: đoàn kết là sức mạnh là “điểm mẹ” của mọi thành cơng. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Lịng u nước, tinh thần đồn kết, trọng nhân nghĩa, khoan dung, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người con đất Việt, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta bất luận trong hồn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vơ địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang.

Từ vai trò của đại đồn kết dân tộc, trong khn khổ dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc thành một khối thống nhất, không

phân biệt miền núi, miền xuôi, đồng bào đa số hay thiểu số, tất cả đều được tơn trọng và cùng đồn kết, hợp tác, phát triển. Trong 54 dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất Việt Nam là 54 sắc thái văn hóa riêng biệt, phản ánh truyền thống lịch sử của mỗi dân tộc. Song mỗi dân tộc lại có lịch sử hình thành, phát triển khác nhau, điều kiện địa lý tự nhiên khác nhau nên tất yếu có trình độ phát triển không đồng đều, ở những thang bậc lịch sử không giống nhau. Cùng với đó, là hậu quả đè nén, áp bức bóc lột của bọn phong kiến, thực dân cũ, mới trước đây; những điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, giao thơng nơi đồng bào sinh sống rất khó khăn. Đây là cơ sở nội tại dẫn đến tình trạng chênh lệch giữa các tộc người trên các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Là anh em một nhà, là những thành viên cấu thành nên quốc gia dân tộc Việt Nam thống nhất, các dân tộc tất yếu phải đoàn kết để giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện sự bình đẳng, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, xóa bớt đi sự chênh lệch khác biệt giữa các dân tộc, giữa các vùng trong một quốc gia thống nhất.

Hồ Chí Minh khẳng định, chỉ có sự đồn kết chân thành khi có sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. Song Người cũng khẳng định: đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau chính là con đường để thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc “Ngày nay các dân tộc anh em chúng ta muốn tiến bộ, muốn phát triển văn hóa của mình thì chúng ta phải tẩy trừ những thành kiến giữa các dân tộc, phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau như anh em một nhà” [66, tr.375]. Đoàn kết các dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự quy tụ các thành phần dân tộc, các tầng lớp xã hội lại với nhau, khơng có sự phân biệt đối xử mà đều là “máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”. Tinh thần và quan điểm này luôn được quán triệt sâu sắc trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh. Người cho đó là một ngun tắc khơng thể thiếu được bên cạnh hệ thống các vấn đề của đường lối cách mạng. Đó là con đường đem đến tự do, giải phóng con người, đem lại cho đồng bào mình quyền làm chủ đất nước.

Thứ hai, bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết đồng bào các dân tộc ở nước ta.

Bình đẳng là yếu tố khơng thể thiếu trong mối quan hệ dân tộc, là yếu tố làm nên sự đoàn kết vững chắc của các dân tộc. Ở nước ta, trình độ phát triển của 54 dân tộc không đều nhau, các dân tộc thiểu số thường gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống. Cho nên, thực hiện bình đẳng cần tạo cơ hội, điều kiện để các dân tộc đang ở trình độ phát triển thấp vươn lên bình đẳng. Hiểu cơ hội bình đẳng bao gồm cả việc tạo cơ hội và khả năng nắm bắt cơ hội, biến cơ hội thành hiện thực trong phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc trên thực tế. Trong đó, việc tạo cơ

hội là yếu tố quan trọng, phát huy khả năng nắm bắt cơ hội của các dân tộc là yếu tố có tính quyết định đến mức độ bình đẳng ở nước ta hiện nay. Bình đẳng là cơ sở, điều kiện để các dân tộc tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Khi các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, thì sẽ tạo cơ sở ngày càng vững chắc cho sự gắn kết, hồ hợp, tơn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Đây là điều kiện để phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch ở nước ta.

Xét về cả mặt lý luận và thực tiễn cho thấy, nếu khơng thực hiện được bình đẳng dân tộc thì khơng thể xây dựng được khối đại đồn kết dân tộc. Khi một dân tộc này đi chà đạp, ép buộc các dân tộc khác thì sớm hay muộn cũng tạo nên sự chia rẽ, ly khai dân tộc. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy điều đó khi cho rằng, để xây dựng khối đồn kết dân tộc thì phải thực hiện bình đẳng dân tộc, bình đẳng giữa các dân tộc phải ln gắn với đồn kết, tơn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Người cho rằng, muốn có bình đẳng thực sự thì các dân tộc phải đồn kết với nhau, đồn kết mọi tầng lớp trong xã hội, khơng phân biệt lớn, nhỏ phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung. Người viết: “Đảng và Chính phủ ta ln ln kêu gọi các dân tộc xóa bỏ xích mích do đế quốc và phong kiến gây ra, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ…” [68, tr. 371]. Bình đẳng là cơ sở của sự đoàn kết, bởi lẽ nếu giữa các dân tộc cịn tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc nhỏ thì mối quan hệ ấy khơng thể là sự đồn kết, hợp tác chân thành, giúp đỡ hết mình. Đối với dân tộc đa số, tư tưởng dân tộc lớn dễ sinh ra kiêu ngạo, coi thường các dân tộc thiểu số khác. Đó là nguy cơ tiềm ẩn của sự bất hòa, mâu thuẫn, ly khai, nhất là khi ý thức tộc người hiện nay nổi lên rất mạnh mẽ. Điều này đã từng được Lênin cảnh báo rất rõ ràng: “Khơng có gì kìm hãm việc phát triển và củng cố sự đồn kết giai cấp của giai cấp vơ sản hơn là sự bất công dân tộc, và đối với những người dân của dân tộc “bị xúc phạm” thì họ dễ nhạy cảm nhất đối với ý thức về quyền bình đẳng” [55, tr.411] . Chính vì vậy, Hồ Chí Minh ln nhắc nhở các dân tộc phải thương yêu nhau như anh em trong một gia đình, hết sức tránh những tư tưởng tự tôn hoặc tự ti dân tộc.

Thực chất, ở Việt Nam khi các dân tộc được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, khơng có sự phân biệt đối xử hoặc chênh lệch sẽ tạo nên tiếng nói chung và sự đồng thuận giữa các dân tộc. Ngược lại, nếu sự bất bình đẳng gia tăng, hay sự chênh lệch ngày càng lớn, sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa các dân tộc, có thể dẫn đến những hậu quả khơn lường. Vì thế, bình đẳng giữa các dân tộc

trở thành nguyên tắc, cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, là yếu tố quy tụ, đồn kết các dân tộc, cho nên cần có những chính sách, hành động cụ thể để hiện thực hóa quyền bình đẳng giữa các dân tộc thì khối đồn kết các dân tộc mới không bị lung lay và sẽ không làm ảnh hưởng đến sự tập hợp lực lượng của cách mạng.

Thứ ba, tương trợ giúp đỡ nhau là điều kiện để thực hiện bình đẳng và đoàn kết dân tộc.

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, còn lại 53 dân tộc thiểu số. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước tạo nên một dân tộc Việt Nam thống nhất. Các dân tộc ở nước ta sinh sống gắn bó với nhau từ lâu đời, đã sớm có ý thức đồn kết, giúp nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do đặc thù lịch sử để lại cùng với hậu quả của chế độ thực dân nên giữa miền xuôi và miền núi, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số cịn tồn tại những chênh lệch về trình độ kinh tế và văn hoá. Riêng ở miền núi, giữa vùng thấp và vùng cao, mức độ tiến bộ và trình độ sinh hoạt cũng chênh lệch. Muốn thực hiện bình đẳng và củng cố khối đồn kết các dân tộc rất cần thiết phải tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, tương trợ giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, nhằm làm cho miền núi tiến kịp miền xi, đồn kết với đồng bào miền xi để phát triển kinh tế miền núi. Nét đặc trưng bản chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ tất yếu biện chứng, muốn thực hiện được bình đẳng dân tộc, phải quán triệt tốt ngun tắc đồn kết, tơn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đồng thời khắc phục những tư tưởng kỳ thị dân tộc làm tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc. Bởi lẽ, sự phát triển bền vững trong cộng đồng dân tộc Việt Nam không chỉ liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng về lợi ích mà cịn địi hỏi sự tơn trọng lẫn nhau trong quan hệ giữa các dân tộc, tuyệt đối tránh thái độ kỳ thị, miệt thị giữa các dân tộc. Cho nên, thực hiện đồn kết, bình đẳng là yếu tố gắn kết các dân tộc với nhau trong xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ và giữ gìn, phát huy bản sắc của văn hoá các dân tộc.

Trong nhiều bài viết, bài nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những từ rất thân mật, ruột thịt để nói về tình đồn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, như “anh em một nhà”, “giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”... Người nhấn mạnh rằng, đồng bào miền xi với trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật phát triển hơn phải giúp đỡ đồng bào thiểu số, để cùng tiến bộ và phát triển.

Quyền phát triển là quyền của mỗi dân tộc. Trong phạm vi quốc gia, quyền phát triển của các dân tộc được thể hiện bằng những chính sách và giải pháp phù

hợp để các dân tộc có điều kiện phát triển vươn lên cùng các dân tộc khác. Ở đó, phát triển của dân tộc này là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các dân tộc khác.

Trong Bài nói chuyện với đồng bào dân tộc tỉnh Yên Bái, Hồ Chí Minh

khẳng định: “Đã gọi là đồn kết thì phải giúp đỡ nhau như anh em trong nhà. Dân tộc nhiều người phải giúp đỡ dân tộc ít người, dân tộc ít người cần cố gắng làm ruộng... Một bên ra sức giúp, một bên ra sức làm. Giúp nhau thì việc gì cũng nhất định làm được” [67, tr.533].

Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh cịn thể hiện, Đảng và Nhà nước quan tâm tương trợ giúp đỡ đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất, là: đồn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào” [69, tr.458].

Có thể nói, coi trọng việc xây dựng khối đại đoàn kết trong từng dân tộc và giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số trên tinh thần tương trợ, hiểu biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là một trong những yêu cầu cần thiết được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, thực hiện tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc, theo Hồ Chí Minh cần phải tránh tư tưởng miệt thị, xem thường văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc khác. Nghĩa là, lấy đồn kết, tơn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc là phương châm, nguyên tắc chỉ đạo và hành động xuyên suốt của quá trình thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc. Đồng thời, giữa các tộc người ở Việt Nam ln phải nêu cao lịng tự hào, ý thức tự giác vươn lên và khắc phục mọi nguy cơ gây bất bình đẳng dân tộc. Có như thế mới phát huy được hiệu quả của sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các tộc người.

Ở Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số ln có truyền thống u nước, cần cù lao động, thơng minh sáng tạo. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tiềm năng, sáng tạo đó của đồng bào các dân tộc chưa được khai thác, tổ chức và phát huy thành sức mạnh vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương. Cùng với đó, trong chính sách dân tộc, bên cạnh những thành tựu quan trọng, đồng thời cũng tạo nên tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc thiểu số. Cho nên, phát huy nội lực, nêu cao ý thức tự cường dân tộc của đồng bào các dân tộc có ý nghĩa chiến lược, là u cầu, địi hỏi bức thiết trong bản chất đích thực của tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Thực chất để giải quyết vấn đề đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần quán triệt quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét các vấn đề nêu trên trong mối quan hệ biện chứng. Theo đó, tuyệt đối hóa hay xem nhẹ bất cứ nội dung nào cùng đều trở nên xa lạ với tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh. Trên thực tế, sẽ khơng có đồn kết thực sự nếu như khơng có quan điểm và hành động bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc cao nhất mà Hồ Chí Minh quan tâm, là một trong những cơ sở xã hội quan trọng để đoàn kết đồng bào các dân tộc ở nước ta. Tôn trọng và tương trợ lẫn nhau vừa là nhân tố, vừa là nguyên nhân và cũng là kết quả của tư tưởng đồn kết, bình đẳng giữa các dân tộc. Thực chất của mối quan hệ này chính là: muốn đạt tới sự bình đẳng giữa các tộc người thì tất yếu khơng có con đường nào khác là các tộc người phải đoàn kết gắn bó, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)