Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của đồng bào các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 137 - 138)

Đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên vừa là chủ thể thực hiện vừa là khách thể thụ hưởng giá trị đồn kết, bình đẳng, tương trợ nhưng trên thực tế chưa phát huy nội lực của chính đồng bào trong giải quyết vấn đề dân tộc. Một bộ phận đồng bào cịn chưa tự vươn lên, có biểu hiện tự ti, trơng chờ ỷ lại vào Nhà nước, chính quyền địa phương. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải phát huy sức mạnh nội lực về truyền thống, văn hóa, thế mạnh trong điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất và đời sống, từng bước vươn lên đồn kết, bình đẳng để phát triển.

Để thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc ở Thái Nguyên trên thực tế, phải phát huy nội lực của chính đồng bào các dân tộc. Cần phải giải quyết mối quan hệ giữa phát huy nội lực bản thân đồng bào các dân tộc với ngoại lực được tạo ra từ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành ở Trung ương và của các cấp ủy Đảng, chính quyền của địa phương dành cho đồng bào các dân tộc Thái Nguyên.

Nội lực của đồng bào các dân tộc là nguồn lực tổng hợp của các yếu tố truyền thống, văn hóa của đồng bào và nguồn lực do điều kiện tự nhiên tạo ra. Bao gồm các giá trị văn hóa đặc sắc như “văn hóa cộng đồng làng”, truyền thống cách mạng, yêu

nước, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của đồng bào trong kháng chiến; là lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức tự vươn lên của đồng bào trong sản xuất và xây dựng đời sống mới. Nguồn lực ấy đang tiềm ẩn sức mạnh to lớn đòi hỏi phải phát huy trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và giải quyết vấn đề dân tộc nói riêng.

Phương hướng này định hướng việc giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên phải việc phát huy nô ̣i lực, phát huy tính chủ đô ̣ng, sáng ta ̣o, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tô ̣c thiểu số để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Do đó, cần giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc văn hoá các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số tại chỗ ở Thái Nguyên.

Tóm lại, những phương hướng cơ bản trên đây là vấn đề có tính ngun tắc

chỉ đạo việc giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Quán triệt và thực hiện tốt những phương hướng cơ bản trên là cơ sở đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp với đặc điểm của Thái Nguyên nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)