Thực chất thực hiện vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên là thực hiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là chính sách dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Do đó, chính sách dân tộc đúng đắn, phù hợp là cơ sở, điều kiện để nâng cao mức độ đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Ngược lại, chính sách không đúng, không phù hợp sẽ hạn chế sự
đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Giải pháp này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng. Để có sự ổn định chính trị ở các vùng dân tộc thiểu số, việc đảm bảo những nhu cầu của đời sống kinh tế ngày càng cao cho đồng bào là một giải pháp có ý nghĩa quyết định, trực tiếp, thiết thực nhất. Là giải pháp có ý nghĩa chiến lược vừa cấp bách vừa lâu dài. Vấn đề này, 95% ý kiến số người được điều tra xã hội học đã khẳng định cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào các dân tộc thiểu số [Phụ lục 2]. Để thực hiện quan điểm điểm đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, từng bước thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số với đa số, giữa miền núi và miền xi nhất thiết phải phát triển tồn diện cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng - an ninh, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế, xã hội, quan tâm đúng mức đến việc cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của từng dân tộc. Giải pháp này cần tập trung vào những nội dung, biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Xuất phát từ những kinh nghiệm, khả năng và điều kiện vốn có của các dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh Thái Nguyên, trong những năm trước mắt cũng như lâu dài cần ưu tiên phát triển những ngành, lĩnh vực nhằm khai thác tốt lợi thế của tỉnh làm động lực kéo theo sự phát triển của những ngành, lĩnh vực khác. Cụ thể:
Trong lĩnh vực công nghiệp
Phát triển công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, chú trọng chất lượng tăng trưởng; ưu tiên phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế. Thường xun rà sốt, điều chỉnh, xây dựng các cơ chế phát triển ngành, chính sách ưu đãi đầu tư cho phù hợp với từng thời kỳ, điều kiện cụ thể. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp. Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn, về công nghệ thông tin. Đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất phục vụ các dự án công nghiệp.
Phát triển công nghiệp cần gắn với phát triển dịch vụ. Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học cơng nghệ; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cơng nghiệp nói chung, nhất là sản phẩm cơng nghiệp có lợi thế. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến khống sản, nơng, lâm sản, gắn chế biến với vùng nguyên liệu tập trung; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong khai thác, chế biến, bảo quản và lưu thông sản phẩm.
Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản
Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Xây dựng nơng thơn mới có kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nâng cao năng suất, chất lượng.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Quản lý tốt diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến sau thu hoạch. Trướ c mắt có thể đầu tư, cải ta ̣o, tu bổ diện tích rừng trồng đảm bảo khai thác cho nhu cầu nguyên liệu, nhu cầu đời sống và một phần xuất khẩu. Mở rộng việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tự chủ kinh doanh, đặc biệt là đất trống, đồi tro ̣c không hạn chế về diện tích. Bên cạnh đó, tỉnh cần tăng cường gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc kinh doanh nghề rừng.
Các cây công nghiệp dài ngày như cây chè cần được đầu tư phát triển trên quy mơ lớn, tạo ra hàng hóa mũi nhọn phục vụ nhu cầu trong nước và nhất là xuất khẩu. Muốn vậy, cần phải ứng dụng khoa học công nghệ cao phát triển sản xuất, chế biến chè, như: ứng dụng giống tiến bộ thực hiện hiệu quả chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng sản xuất các sản phẩm chè xanh chất lượng cao, sản xuất nguyên liệu phục vụ chế biến chè cơng nghệ cao; mở rộng diện tích chè áp dụng quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (GAP), phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, ứng dụng phân bón hữu cơ, vi sinh thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm chè; phát triển công nghệ chế biến chè xanh với dây chuyền công nghệ phù hợp, phát triển chế biến chè công nghệ cao tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Đẩy mạnh phát triển chăn ni theo hướng an tồn sinh học gắn với tổ chức giết mổ tập trung, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Quản lý, khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước ni trồng thủy sản. Phát triển các loại thủy sản phù hợp điều kiện địa phương.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý bảo vệ và phát triển rừng, trong đó chú trọng cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ để người dân có thể sống, làm giàu từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi. Củng cố hệ thống đê, kè chống lũ, chống sạt lở; quản lý, khai thác tốt các cơng trình thủy lợi; có giải pháp đồng bộ chủ động phịng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
Thứ hai, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Ngun rất quan tâm đến cơng tác xóa đói, giảm nghèo. Trước yêu cầu xóa đói giảm nghèo, tỉnh Thái Nguyên cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề sau đây:
Huy động tốt các nguồn lực phục vụ xóa đói, giảm nghèo trong q trình phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo nhằm khơi dậy sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và mọi người, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của xã hội và của mọi người dân trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược xóa đói, giảm nghèo của tỉnh bền vững.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai các lớp dạy nghề cho người nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên thành viên của hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác, nhân rộng các mơ hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo, tạo điều kiện để người nghèo trong độ tuổi lao động tiếp cận, tham gia chương trình xuất khẩu lao động và việc làm tại các làng nghề, doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Đổi mới phương thức tín dụng để đem lại hiệu quả thiết thực cho việc giảm nghèo
Để hộ nghèo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả thiết thực, cần phải đổi mới tổ chức, phương thức cơ chế hoạt động, đổi mới phương thức cho vay của các ngân hàng, chuyển từ phương thức cho vay trực tiếp (bán lẻ) đến các hộ gia đình sang phương thức “bán buôn” thông qua việc sử dụng các đại lý liên kết giữa các ngân hàng với các tổ chức tương hỗ như: Tổ liên kết sản xuất, Tổ hợp tác vay vốn hay các đoàn thể nhân dân (Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Đồn thanh niên, Hội Cựu chiến binh).
Đổi mới các cơ chế cho vay, hướng chủ yếu vào cho vay trung hạn, dài hạn để đầu tư phát triển theo các dự án, nhất là các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo phương thức đã quy hoạch.
Đa dạng hóa hình thức cho vay, đơn giản hóa các thủ tục cho vay, đơn giản hóa các thủ tục phù hợp với đặc điểm mùa vụ sản xuất, thời gian của từng loại cây trồng, vật nuôi, ngành nghề trong nông thôn.
Tăng cường quy mơ vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để có thể hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo với số lượng lớn hơn, nhằm giúp họ đầu tư trung hạn, dài hạn vào các dự án phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề đem lại hiệu quả cao.
Đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp người nghèo phát triển sản xuất, chuyển giao công nghệ mới cho người nghèo
Chú trọng việc triển khai có hiệu quả các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương, tạo sự chuyển biến nhanh hơn về thu nhập và đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng, nhân rộng mơ hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã ngồi Chương trình 30a và Chương trình 135 có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới từ 20% trở lên.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất. Chú trọng nghiên cứu và phát triển cơng nghệ thích hợp, nhất là các loại giống cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đổi mới kỹ thuật canh tác trong sản xuất, đầu tư cho công nghệ chế biến và công nghệ sau thu hoạch.
Giúp người dân từng bước nhận thức được vai trị trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, tập dần cho người nghèo có khả năng tự vươn lên, thay đổi tập quán làm ăn phù hợp với yêu cầu thời kỳ hội nhập để thốt nghèo, hịa nhập cùng cộng đồng. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững lồng ghép với xây dựng nông thôn mới, tập trung hỗ trợ, chăm lo các hộ nghèo cải thiện, nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống, chống tái nghèo; chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề; giảm nghèo theo lộ trình, bước đi thích hợp và đảm bảo hiệu quả thực chất trong các hoạt động giảm nghèo, không chạy theo thành tích; tăng cường kiểm tra, giám sát, trên tinh thần công khai, dân chủ và đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực, nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình.
Cần xác định đúng thực trạng nghèo, xác định đúng mục tiêu cơ bản phải giải quyết, đúng địa bàn ưu tiên; xây dựng các chính sách dân tộc, chương trình dự án nhằm giảm nghèo và phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc và miền núi trong tỉnh phải gọn, phù hợp với yêu cầu thực tế và năng lực, trình độ quản lý ở cơ sở, đồng thời trong tổ chức thực hiện phải bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai và minh bạch.
Thực hiện nâng cao năng lực cho cán bộ làm cơng tác xố đói giảm nghèo
Kiện tồn đội ngũ cán bộ làm cơng tác xố đói giảm nghèo cấp huyện, xã, thị trấn và trưởng thôn, bản; cán bộ tham gia cơng tác xố đói giảm nghèo của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là ưu tiên đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn, bản ở các xã nghèo
và vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng chương trình nội dung và phương pháp đào tạo cán bộ làm cơng tác xố đói giảm nghèo phù hợp với u cầu.
Thứ ba, thực hiện tốt công tác định canh định cư bền vững, nhất là đối với các dân tộc thiểu số ở vùng cao của tỉnh Thái Nguyên
Một vấn đề có tính quy luật cần thống nhất nhận thức rằng, sự nghiệp định canh, định cư luôn gắn liền với vấn đề con người và liên quan chặt chẽ với nó là vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị. Điều này lý giải tại sao thực hiện công tác định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên cần hướng tới giá trị bền vững và xét đến cùng là giải phóng đồng bào dân tộc thốt khỏi tình trạng du canh, du cư với tâm lý, thói quen của nền sản xuất tự cung, tự cấp. Ý nghĩa chính chính trị sâu sa của vấn đề đó được đảm bảo bởi tính hướng đích vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nội tại của vấn đề này đã được phần lớn đồng bào dân tộc với 90% ý kiến cho rằng, cần tập trung giải quyết quan hệ giữa các dân tộc ở địa phương thông qua công tác định canh, định cư [Phụ lục 2]. Điều này sẽ góp phần thiết thực vào việc khắc phục dần sự chênh lệch về trình độ dân trí, phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc của tỉnh Thái Nguyên. Để thực hiện tốt công tác định canh, định cư trong những năm tới, tỉnh Thái Nguyên cần tập trung vào các biện pháp cơ bản sau:
Tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào vùng định canh, định cư
Tổ chức tuyên truyền vận động là công tác phổ biến chủ trương chính sách định canh, định cư của Đảng và Nhà nước, những kinh nghiệm, mơ hình thực hiện định canh, định cư tốt, đẩy nhanh hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng làm cho người dân hiểu rõ và tự nguyện thực hiện định canh, định cư. Đây là giải pháp cần được quan tâm thỏa đáng để giúp cho đồng bào dân tộc nhận thức được rằng, công tác định canh, định cư không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội có liên quan đến các vấn đề mơi trường, an ninh quốc phịng và đồn kết các dân tộc.
Trước hết, cần phải tăng cường hoạt động tuyên truyền để người dân thấy được ý nghĩa, lợi ích chính đáng mà chủ trương định canh, định cư mang lại cho dồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, tỉnh Thái Nguyên cần đề ra được những chủ trương chính sách hợp lịng dân, giúp đỡ người dân, động viên đồng bào hăng hái phấn khởi đi vào định canh, định cư, xây dựng thôn bản cũng như cuộc sống mới.
Thực hiện các giải pháp quy hoạch dân cư, đất đai, bố trí sản xuất
Việc sắp xếp dân cư là nhiệm vụ bức thiết có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào thuộc diện định canh, định cư của tỉnh. Vấn đề cấp thiết hiện nay là tỉnh Thái Nguyên cần sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả, trồng và kinh doanh rừng, phát triển ngành nghề đảm bảo có thu nhập ổn định thay thế cho sản xuất nương rẫy du canh du cư.
Việc quy hoạch đất đai, bố trí dân cư, đất đai, cần đảm bảo cho từng vùng khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của mình phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo. Qua quy hoạch sản xuất, cần định hướng quy hoạch các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng và theo quy mơ thích hợp để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hố có thế mạnh của từng vùng.