Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và quán triệt sâu sắc quan điểm, chính sách dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 131 - 133)

tương trợ giữa các dân tộc và quán triệt sâu sắc quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên

Trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Trên cơ sở đó, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chủ trương, chính sách về vấn đề dân tộc ở Thái Nguyên một cách sáng tạo và phù hợp. Đây là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài địi hỏi sự quyết tâm của tồn Đảng, tồn dân. Đích hướng đến của nhiệm vụ quan trọng này là tạo được sự đồng thuận trong tư duy, hành động của tồn xã hội về cơng tác dân tộc nói chung và thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc nói riêng. Đây là nhiệm vụ cần thiết phải được quan tâm, bởi thực tiễn đã chỉ ra rằng, tư duy, nhận thức đúng đắn về vấn đề dân tộc là nền tảng, cơ sở chi phối đến quá trình thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc ở mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương cụ thể.

Thống nhất nâng cao nhận thức của các dân tộc trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc phải đặc biệt coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong các ngành, các cấp, cả hệ thống và đồng bào các dân tộc về tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ trung ương đến cơ sở, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng tham gia thực hiện vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Muốn quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam, trước hết phải có phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào các dân tộc thật sự khoa học để mọi người tự mình nhận thức được ý nghĩa của bình đẳng dân tộc, thấy được sự cần thiết phải đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Từ đó, tích cực tham gia chính sách dân tộc với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao. Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải phù hợp với tâm lý, nguyện vọng chung nhất của đồng bào các dân tộc. Hình thức vận động, tuyên truyền, giáo

dục đối với đồng bào các dân tộc thiểu số cần đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, vừa trí thức, vừa bình dân, vừa sâu sắc, vừa giản dị sao cho tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước, chủ trương, chính sách của các cấp chính quyền phải trở nên gần gũi với đồng bào dân tộc, đáp ứng nguyện vọng chính đáng, những quyền lợi chủ yếu của đồng bào các dân tộc. Do đó, cơng tác tun truyền, giáo dục cần tập trung thực hiện tốt các quan điểm cơ bản sau:

Một là, tuyên truyền, giáo dục cho mỗi cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ bản chất khoa học cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Trong đó, làm rõ bản

chất khoa học cách mạng, quan điểm, tư tưởng cơ bản, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc là nội dung đặc biệt quan trọng. Chỉ có thể trên cơ sở hiểu thấu đáo giá trị tư tưởng đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc của Người mới có nền tảng tư tưởng vững chắc, phương pháp luận khoa học, từ đó đề ra chính sách phù hợp với đặc điểm vùng dân tộc và thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao trên thực tế.

Hai là, công tác tuyên truyền, giáo dục cần tập trung nắm và hiểu rõ tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên; xây dựng lòng tự hào dân tộc, tin vào khả năng của bản thân mình; khắc phục tư tưởng tự ti, kỳ thị, hẹp hịi dân tộc

Để có chính sách dân tộc đúng đắn đối với tỉnh Thái Nguyên, cùng với sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, một yếu tố có ý nghĩa quyết định đó là nắm vững tình hình, đặc điểm các dân tộc trên địa bàn. Vì đây là cơ sở thực tiễn của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, cán bộ, đảng viên hiểu được những thuận lợi, tiềm năng, lợi thế của địa bàn mình sinh sống và cơng tác, làm cơ sở để vận dụng tư tưởng của Người về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc để đề ra những kế hoạch, chương trình đúng đắn, phù hợp. Đồng thời, tránh được những kế hoạch, chương trình chung chung, khơng phù hợp, hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ giữa các dân tộc.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, phải làm cho các dân tộc đa số có thái độ tơn trọng và luôn giúp đỡ các dân tộc thiểu số về mọi mặt; các dân tộc thiểu số phải tự vươn lên, không tự ti, trông chờ, ỷ lại. Tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào khắc phục tư tưởng dân tộc lớn, kỳ thị, hẹp hịi dân tộc, từ đó phát huy sự giúp đỡ của các dân tộc đa số có trình độ phát triển cao đối với các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển thấp. Đồng thời, phải giáo dục cho cán bộ, đảng viên và đồng bào nhận rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng, chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch. Từ đó, mọi cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc xác định quyết tâm, nỗ lực phấn

đấu trên mọi mặt để từng bước thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trên thực tế ở Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)