Quan điểm của Hồ Chí Minh về bình đẳng giữa các dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 44 - 49)

Theo Hồ Chí Minh, bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam là sự đối xử ngang nhau, hợp lý về quyền và nghĩa vụ, cơ hội và điều kiện phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giữa các dân tộc, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, nguồn gốc dân tộc và địa vực cư trú, khơng có đặc quyền, đặc lợi cho bất cứ một dân tộc nào.

Với sự hiểu biết sâu sắc tình hình các dân tộc trên thế giới, các dân tộc phương Đông và nhất là các dân tộc anh em ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy, ở Việt Nam có nhiều ngun nhân dẫn tới sự phát triển khơng đồng đều giữa các dân tộc trong lịch sử. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân từ chính sách duy trì bất bình đẳng dân tộc của chế độ thực dân, phong kiến với âm mưu cai trị, chia rẽ tình đồn kết giữa các dân tộc. Người đã chỉ rõ tình trạng bất bình đẳng dân tộc trước cách mạng Tháng Tám: “Hồi còn Tây, còn vua quan, đồng bào Kinh ăn hiếp đồng bào Thái, đồng bào Thái ăn hiếp đồng bào Puộc, đồng bào Xá, có phải thế khơng? Hồi trước như thế là vì sao? Vì Tây và vua quan muốn chia rẽ đồng bào, muốn làm cho đồng bào yếu đi” [68, tr.211]. Điều này, có nghĩa là: Muốn cho đồng bào đoàn kết để đánh đổ chế độ thực dân nửa phong kiến và tiến lên xây dựng cuộc

sống mới tất yếu phải xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng đó. Vì vậy, ngay sau những ngày đầu tiên đất nước được độc lập, trong Lời phát biểu tại Hội nghị đại biểu các

dân tộc thiểu số Việt Nam ngày 3-12-1945, Người nói:

“Anh em thiểu số chúng ta sẽ được:

1- Dân tộc bình đẳng: Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tục cũ, bao nhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi.

2- Chính phủ sẽ gắng sức giúp các dân tộc thiểu số về mọi mặt: a) Về kinh tế sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng. b) Về văn hóa, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc. để mở mang nơng nghiệp ai cũng có đất mà cày” [64, tr.130].

Rõ ràng, trong quan hệ đối với các dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc (tộc người) ở Việt Nam. Người khẳng định tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; quyền bình đẳng phải được bảo đảm trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; và quan trọng khi thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, các tộc người thiểu số được sự giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung. Điều đó khơng chỉ là tun bố về mặt pháp lý mà là tiêu chuẩn, nguyên tắc phải đảm bảo trong thực tế.

Hồ Chí Minh đã lý giải rất rõ vì sao phải thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc:

Thứ nhất, cần chấm dứt tình trạng bất bình đẳng giữa các dân tộc do điều kiện lịch sử và chính sách “chia để trị” của bọn thực dân gây ra

Đối với các dân tộc ở Việt Nam, do những điều kiện về lịch sử, thêm vào đó là hậu quả của chính sách “chia để trị” lâu dài của thực dân Pháp đã làm cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất có sự phát triển chênh lệch về nhiều mặt và sự xa cách nhau. Vì thế, phải thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc. Hơn nữa, mỗi dân tộc trong cộng đồng quốc gia Việt Nam đều có vai trị quan trọng đối với quá trình dựng nước và giữ nước. Hồ Chí Minh khẳng định: “Các dân tộc thiểu số đã sát cánh với anh em đa số chiến đấu chống kẻ thù chung, đưa cách mạng Tháng Tám và kháng chiến đến thắng lợi” [68, tr.371-372].

Nhận định trên của Hồ Chí Minh đã cho thấy, ở Việt Nam người Kinh với cương vị là dân tộc đa số đã trở thành hạt nhân trung tâm tập hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của các dân tộc anh em, nhưng nếu khơng có sự đồng tâm hiệp lực của các dân tộc thiểu số thì người Kinh cũng khơng có được sự trưởng thành và Tổ quốc Việt Nam cũng khơng thể có được vị thế vẻ vang như ngày hơm nay. Vai trị của các dân tộc thiểu số không chỉ thể hiện trong các triều đại phong kiến xa xưa mà thành quả cách mạng to lớn ngày nay cũng có sự đóng góp đắc lực của họ của họ.

Thứ hai, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc vì Việt Nam là một nước dân chủ

Việt Nam là một nước dân chủ, do đó tất cả các dân tộc đều là những cơng dân có quyền bình đẳng với tư cách là người chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là tất cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà” [69, tr.94]. Điều này có nghĩa là, Việt Nam là tổ quốc chung của các dân tộc, dù là người dân tộc nào đi chăng nữa thì đều là cơng dân của nước Việt Nam. Hơn nữa, nước ta thực hiện chế độ dân chủ, mọi công dân đều là người chủ của đất nước. Do đó tất yếu, ở Việt Nam, khơng riêng một dân tộc nào làm chủ đất nước, mà tất cả các dân tộc đều là những người làm chủ đất nước.

Từ những luận chứng mang chiều sâu tư duy về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh cho thấy, bình đẳng giữa các dân tộc ở nước ta thực chất là các dân tộc có cùng địa vị, quyền lợi và trách nhiệm, cùng nhau đoàn kết thực hiện mục tiêu: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, khi cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam được độc lập, một trong những công việc đặc biệt quan trọng đầu tiên được Hồ Chí Minh giải quyết là thực hiện quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam thống nhất trên cơ sở pháp lý. Tại phiên họp Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, ngày 3-9-1945, tức là chỉ một ngày sau tuyên bố độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị: “Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền bầu cử và ứng cử, không phân biệt giàu ngèo, tơn giáo, giịng giống, v.v.” [64, tr.7]. Theo Hồ Chí Minh, đã là người Việt Nam dù thuộc bất kì dân tộc nào, đa số hay thiểu số thì đều phải có trách nhiệm ngang nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước và đều có quyền lợi ngang nhau theo sự cống hiến của từng người, từng dân tộc. Bình đẳng theo tư tưởng Hồ Chí Minh hồn tồn đối lập với chủ nghĩa bình qn. Theo đó, giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là, để có bình đẳng dân tộc thực sự, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, nông thơn tiến kịp thành thị, thì khơng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu chung chung mà cần được cụ thể hóa thành các chủ trương, việc làm thiết thực. Cần thực hiện bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội.

Bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc ở Việt Nam, đóng vai trị vơ cùng quan

trọng, có ý nghĩa nền tảng, tạo cơ sở vật chất cho việc thực hiện bình đẳng trên các lĩnh vực khác. Trong một quốc gia đa dân tộc, sự thấp kém về trình độ kinh tế của một tộc người không chỉ cản trở sự phát triển của bản thân tộc người ấy, mà còn là lực cản tiến trình chung của cả cộng đồng dân tộc và quốc gia. Do đó, từng bước tạo

ra sự phát triển đồng đều về trình độ phát triển kinh tế giữa các tộc người, giữa các vùng, miền là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, ở đâu còn sự chênh lệch về đời sống kinh tế giữa các dân tộc thì ở đó chưa có bình đẳng thực sự. Vì vậy, bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế là đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích kinh tế của các dân tộc, từng bước rút ngắn khoảng cách và tạo ra sự phát triển đồng đều về kinh tế giữa các dân tộc, giữa các vùng, miền.

Thực hiện bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc phụ thuộc vào sự nỗ lực vươn lên của từng dân tộc, đồng thời phải có sự giúp đỡ của các dân tộc khác, nhất là những dân tộc đã đạt được sự phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất ở trình độ cao hơn. Ngày 25-9-1958, khi nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “trước kia chúng ta khổ vì thực dân phong kiến bóc lột. Bây giờ chúng ta đã được thoát khỏi, chúng ta phải làm thế nào cho sướng hơn. Muốn sướng hơn phải ăn no, mặc ấm. Muốn ăn no, mặc ấm phải làm thế nào? Phải tăng gia sản suất” [67, tr.532].

Cách tiếp cận nêu trên của Hồ Chí Minh đã thể hiện sự trung thành với quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin: Đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần, có bình đẳng về kinh tế mới có bình đẳng về chính trị, văn hố, xã hội. Đồng thời, đó là sự tiếp thu tư tưởng Việt Nam: “có thực mới vực được đạo”, “dĩ thực vi tiên”.

Muốn thực hiện bình đẳng dân tộc về kinh tế, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và Nhà nước ta phải tạo điều kiện, cơ hội cho các dân tộc thiểu số có sự phát triển đồng đều về trình độ kinh tế, về phương thức, cách thức sản xuất, thu nhập, điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại; làm cho đời sống và sự sinh tồn của đồng bào các dân tộc được bảo đảm và miền núi tiến kịp miền xi. Chừng nào cịn tồn tại sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các tộc người, thì chừng ấy vẫn cịn sự bất bình đẳng. Theo đó, phải từng bước thu hẹp và tiến tới xố bỏ sự chênh lệch, sự bất bình đẳng giữa các dân tộc là mong muốn nguyện vọng thường trực của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Bất kỳ đặc quyền kinh tế nào dành riêng cho một dân tộc đều có thể vi phạm lợi ích kinh tế của các dân tộc khác, dẫn đến sự bất bình đẳng dân tộc.

Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam về chính trị.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tộc người cùng sinh sống và các tộc tộc người ở nước ta ln có truyền thống u nước, đồn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trong cuộc đấu tranh chung để bảo vệ và xây dựng đất nước. Do vậy, bình đẳng về chính trị giữa các tộc người ở nước ta được thể hiện rõ nhất là sự bình đẳng về quyền làm chủ Nhà

nước, về quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương của mọi công dân thuộc các dân tộc, hễ là cơng dân Việt Nam thì đều có quyền “tham chính” ngang nhau theo pháp luật, khơng phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, tôn giáo, đảng phái, giàu nghèo. Tuy nhiên, khả năng tham chính của các dân tộc không “ngang bằng nhau”. Cho nên, phải tạo cơ hội cho các dân tộc thiểu số bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị để có đủ khả năng thực hiện quyền tham chính của mình; xố bỏ những qui định mang tính bất bình đẳng và tẩy trừ thành kiến giữa các dân tộc; thực hiện quyền các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và mong muốn của mình; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và cất nhắc cán bộ người dân tộc thiểu số.

Bình đẳng về văn hố giữa các dân tộc ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, trước hết là bình đẳng trong cơ hội phát triển, nâng cao dân trí, trình độ học vấn và văn hố của mỗi dân tộc; là việc thừa nhận và khẳng định quyền được tơn trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố, ngơn ngữ, phong tục, tập quán; quyền được học tập và hưởng chế độ giáo dục như nhau giữa các dân tộc. Theo Người, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nên muốn làm cách mạng thì phải học văn hoá và đồng bào bây giờ phải biết chữ hết, để trả lời cho thế giới biết: nước ta là một nước văn minh. Không thừa nhận, không tôn trọng nền văn hố của các tộc người tức là khơng thừa nhận, tơn trọng tộc người đó - tức là khơng bình đẳng. Mọi quan điểm, chính sách, thái độ, hành vi biểu hiện sự kỳ thị, cưỡng bức, đồng hoá văn hoá đều phải bị lên án và bài trừ.

Để thực hiện bình đẳng dân tộc về văn hố, Người u cầu phải nâng cao trình độ học thức cho đồng bào bằng việc đẩy mạnh học bổ túc văn hoá, tiến hành tốt cơng tác xố nạn mù chữ, làm cho trẻ em được cắp sách tới trường, mở mang hệ thống giáo dục cho các dân tộc thiểu số, phát triển loại trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm; xố bỏ mê tín, hủ tục, tập quán lạc hậu... Do vậy, ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Người đã đề nghị Chính phủ thành lập “Nha bình dân học vụ”, phát động phong trào toàn dân học chữ, kiên quyết diệt trừ “giặc dốt” đồng thời với diệt “giặc đói” và giặc ngoại xâm. Những tư tưởng trên thể hiện sự quan tâm của Hồ Chí Minh đến bình đẳng giữa các dân tộc về văn hố, coi đó là một trong những động lực thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác.

Bình đẳng về mặt xã hội giữa các dân tộc ở Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc nên mối quan hệ xã hội giữa các tộc người càng trở nên đa dạng, phức tạp, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như đến từng tộc người. Giữa các tộc người cịn có sự chênh lệch lớn về trình độ

phát triển, do vậy, trong quá trình sinh hoạt cộng đồng, nếu các thiết chế xã hội cộng đồng truyền thống của mỗi tộc người không được tôn trọng và không tạo cơ hội như nhau phát triển thì sẽ dễ dẫn đến những mâu thuẫn, kỳ thị, thậm chí là chia rẽ, xung đột giữa các dân tộc. Theo đó, bình đẳng xã hội giữa các tộc người ở Việt Nam cần được thể hiện ở sự tôn trọng những thiết chế xã hội truyền thống của mỗi tộc người (không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ cao hay thấp), những yếu tố xã hội tích cực của các tộc người đều được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát triển, đồng thời, khắc phục, loại trừ những yếu tố xã hội tiêu cực, lạc hậu trong các thiết chế xã hội, truyền thống của các tộc người, cũng như trong quan hệ giữa các dòng tộc, thân tộc của các tộc người khác nhau cùng cư trú trên một địa bàn lãnh thổ. Đồng thời, bình đẳng xã hội giữa các tộc người ở nước ta cịn là q trình kết hợp đúng đắn hài hịa giữa các thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người với thiết chế xã hội hiện đại của quốc gia trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của các tộc người vừa đảm bào lợi ích của quốc gia.

Theo Hồ Chí Minh bình đẳng giữa các dân tộc dân tộc về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề cho nhau, trong đó bình đẳng về kinh tế suy cho cùng có vai trị quyết định bình đẳng trên các lĩnh vực khác. Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các chính

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)