Khái niệm dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 33 - 35)

Dân tộc là một khái niệm có nội hàm rất rộng, tùy từng góc độ tiếp cận có thể sử dụng khái niệm này với những hàm nghĩa khác nhau:

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “1. Dân tộc (Nation) hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc hay liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng tộc người. Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau. 2. Dân tộc còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người (ethnie). Cộng đồng này có thể là một bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc (nation) sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngơn ngữ, văn hố và ý thức tự giác tộc người” [109, tr.655].

Quan niệm trên đã phân biệt rõ dân tộc với nghĩa quốc gia dân tộc (Nation) và dân tộc với nghĩa cộng đồng mang tính tộc người (Ethnie).

Đại Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Dân tộc. 1. Cộng đồng người ổn định được

hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý: đoàn kết dân tộc. 2. Dân tộc thiểu số, nói tắt: Ưu tiên học sinh dân tộc.... 3. Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, một quốc gia

gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi” [132].

Định nghĩa này đã tiếp cận khái niệm dân tộc theo 3 loại hình: dân tộc - cộng đồng người nói chung; dân tộc thiểu số và dân tộc với tư cách là cộng đồng nhân dân một nước, một quốc gia.

Từ những quan niệm trên, có thể thấy, khái niệm dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng: dân tộc - quốc gia (Nation) và nghĩa hẹp: dân tộc - tộc người (Ethnie).

Theo nghĩa rộng, dân tộc là một cộng đồng người cùng chung sống trên một lãnh

thổ, có chung một chế độ kinh tế, thể chế chính trị, nền văn hố, có một quốc ngữ chung để giao tiếp và chung đặc điểm tâm lý dân tộc tạo nên ý thức quốc gia - dân tộc. Trong đó, cùng chung một thể chế kinh tế, chính trị - xã hội là đặc trưng quan trọng; cùng chung một nền văn hoá là đặc trưng tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc.

Theo nghĩa hẹp, dân tộc là một cộng đồng người ổn định hoặc tương đối ổn

định, được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, có chung nguồn gốc và những đặc điểm tương đối bền vững về ngơn ngữ, văn hố, tâm lý và ý thức tự giác dân tộc thông qua tự nhận tộc danh (ví dụ dân tộc Kinh, Tày, Nùng, v.v.). Theo nghĩa này, dân tộc có những đặc trưng cơ bản: các thành viên sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để giao tiếp trong nội bộ dân tộc; có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc của văn hoá dân tộc; các thành viên có chung ý thức tự giác dân tộc (sự tự ý thức về dân tộc mình từ nguồn gốc nhân chủng, ngôn ngữ, sắc thái văn hoá đến tên gọi; ý thức tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của dân tộc mình). Ý thức tự giác dân tộc trở thành đặc trưng quan trọng nhất để phân định dân tộc này với dân tộc khác. Các đặc trưng của dân tộc là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau và mỗi đặc trưng có một vị trí xác định. Sự tổng hợp các đặc trưng đó làm cho các cộng đồng dân tộc thực chất là một cộng đồng xã hội, trong đó các nhân tố tộc người đan kết, gắn bó chặt chẽ với các nhân tố xã hội. Điều này lý giải sự khác biệt giữa khái niệm dân tộc với khái niệm sắc tộc, chủng tộc vốn chỉ căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, như: màu da, cấu tạo tự nhiên của các bộ phận trong cơ thể để phân loại cộng đồng người.

Từ khái niệm về dân tộc như trên, qua nghiên cứu các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, có thể thấy Người cũng dùng khái niệm dân tộc theo hai nghĩa: Dân tộc (Nation) và tộc người (Ethnie). Cụ thể, Người quan niệm:

Dân tộc (Nation) là cộng đồng người cùng chung sống trong một vùng lãnh thổ nhất định, có một nhà nước độc lập, có chủ quyền quốc gia, có ngơn ngữ (chữ viết, tiếng nói) chung, có bản sắc văn hóa và sinh hoạt kinh tế. Theo ý nghĩa này, Người dùng khái niệm dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một. Người khẳng định: “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta” [64, tr.249].

Tộc người (Ethnie) là một cộng đồng người có tiếng nói chung, có nguồn gốc lịch sử, văn hóa và ý thức tự giác cộng đồng. Theo ý nghĩa này, Người dùng khái niệm: Dân tộc Kinh, Tày, Nùng, v.v.. Người khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt” [64, tr.249].

Điều này cho thấy, khái niệm dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất tồn diện và sâu sắc. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án, khái niệm dân tộc được giới hạn theo nghĩa tộc người và luận án cũng chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc theo nghĩa này.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)