Khái niệm tương trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 38 - 40)

Emile Durkheim - nhà xã hội học người Pháp - là người đi tiên phong trong luận giải nội hàm của khái niệm tương trợ từ góc độ khoa học. Người với người sống trong xã hội thì tương trợ là điều dĩ nhiên, là điều cần thiết cho sự trường tồn và sinh hoạt thuận hòa của xã hội. Tương trợ giống như một chất keo xã hội, gắn kết các thành viên trong xã hội với nhau. Durkheim đã phân biệt tương trợ máy móc và tương trợ cấu trúc.

Về tương trợ máy móc, Durkheim cho rằng, trong những xã hội cổ truyền, ít phân cơng, một người có thể đảm đương nhiều vai trị. Tổ chức cộng đồng còn dựa trên sự liên hệ giữa cá nhân với cá nhân, có yếu tố tình cảm, ít nhất là ý thức cùng là thành viên của cộng đồng. Thí dụ như một họ tộc, người này phải giúp người kia. Tương trợ là một bổn phận.

Về tương trợ cấu trúc, các xã hội công nghiệp được cấu trúc dựa trên những phân cơng rõ ràng. Mỗi cá nhân có một hay những vai trị cùng với chỗ đứng nhất định trong cấu trúc. Ở đây quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ. Sự tương trợ là tương trợ xã hội, được dự trù sẵn bởi cấu trúc tổ chức và sinh hoạt của xã hội. Đặt trên lý, trên luật chứ khơng trên tình.

Như vậy, có thể thấy, theo Emile Durkheim quan điểm “Máu chảy ruột mềm” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” thể hiện sự tương trợ máy móc. Cịn bảo hiểm xã hội, trợ cấp bệnh tật, trợ cấp thất nghiệp, v.v., là những hình thức tương trợ cấu trúc. Tất cả cộng đồng đều chung sức đóng góp cho người có nhu cầu chứ khơng đích danh A hay B phải giúp X hay Y. Đóng góp là đóng góp qua thuế hay đóng vào các quĩ bảo hiểm.

Tương trợ bao hàm ý nghĩa liên hệ, có vay có trả - có đi có lại, hai chiều - Giúp người hôm nay vì khi ta cần sẽ có người giúp ta. Như tương trợ giữa các thế hệ, tương trợ vùng miền, giữa các dân tộc. Do đó, thực chất của tương trợ chính là sự giúp đỡ lẫn nhau, cùng phát triển và có lợi cho nhau để hướng tới các giá trị tự do, hạnh phúc.

Đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, tương trợ là giá trị truyền thống thể hiện đạo lí dân tộc, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời cũng mang tính nhân loại. Những con người có lương tri bao giờ cũng muốn sống gắn bó với nhau, cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi”. Đây chính là bản chất lương thiện và bản chất xã hội của con người, tạo nên cộng đồng dân tộc và cộng đồng thế giới.

Có lẽ, hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, ln ln phải chiến đấu chống thù trong, giặc ngồi; đấu tranh với thiên tai khắc nghiệt, nên tinh thần tương thân, tương trợ trở thành phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, trở thành đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam và hơn thế nữa, nó là yêu cầu tất yếu để dân tộc và đất nước Việt Nam tồn tại và phát triển. Truyền thống tương trợ khơng chỉ được biểu hiện ở tình u thương, đùm bọc, cảm thơng với nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Đồng thời, còn là tinh thần biết vui với niềm vui chính đáng của người khác, biết coi thắng lợi và hạnh phúc của người khác như thắng lợi và hạnh phúc của chính mình. Do vậy, lịng tương thân, tương trợ mới trở nên toàn vẹn và sâu sắc.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đề cập đến khái niệm tương trợ, Người cho rằng, biểu hiện cao nhất của sự đồn kết, bình đẳng chính là sự tương trợ. Tương trợ, giúp nhau để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhằm thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh đã chiến đấu hết mình cho lý tưởng tốt đẹp này của dân tộc, với mong muốn các dân tộc đa số hay thiểu số phải coi nhau như anh em ruột thịt, no đói sướng khổ có nhau, phải yêu thương nhau, giúp đỡ nhau để cùng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)