Quan điểm của Hồ Chí Minh về điều kiện đảm bảo thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 59 - 66)

kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ nêu lên những quan điểm lý luận, mà còn hết sức quan tâm đến thực tiễn giải quyết vấn đề dân tộc, đến việc thực hiện nhất qn đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, trong đó, Người đặc biệt chú trọng đến những điều kiện đảm bảo thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ rõ, để hiện thực được mục tiêu đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, cần có các điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, để thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc cần nâng cao nhận thức trong đồng bào các dân tộc.

Đối với đồng bào các dân tộc, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Có nhận thức đúng, ý thức đúng thì mới có hành động đúng. Theo Người, cần thiết phải xóa bỏ các thành kiến hẹp hịi giữa các dân tộc. Trong giải quyết vấn đề dân tộc, Người yêu cầu các dân tộc đa số và thiểu số phải đồn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Đảng và Nhà nước cần có kế hoạch tồn diện và lâu dài phát triển kinh tế và văn hóa ở miền núi, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình, nhanh chóng đưa các dân tộc thiểu số theo kịp trình độ chung.

Để thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc được bảo đảm trên thực tế, Hồ Chí Minh yêu cầu phải tuyên truyền, giáo dục về đồn kết, bình đẳng, tương trợ một cách đúng đắn, rõ ràng để đồng bào nghe, đồng bào hiểu những gì phải làm, cái gì phải xố, phải giác ngộ về quyền lợi và nghĩa vụ đối với cuộc sống của chính mình. Nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào và cán bộ dân tộc thiểu số cần cụ thể, tồn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh yếu tố ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo “một là gì, hai là gì, rồi ba, bốn, năm là gì? Làm như thế nào” [70, tr.160]. Như vậy, để làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ cho quần chúng hiểu thì tun truyền phải có tính chất quần chúng “khơng nên lúc nào cũng trích Các Mác, cũng trích Lênin, làm cho đồng bào khó hiểu” [70, tr.161]. Bản thân Người là tấm gương tuyên truyền thiết thực, hiệu quả về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Chẳng hạn, khi nói về bình đẳng dân tộc, Người diễn đạt rất mộc mạc, dễ hiểu: “Các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt

Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, khơng cịn có sự phân chia nịi giống, tiếng nói gì nữa” [64, tr.130].

Muốn công tác tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả, phải có phương pháp phù hợp. Người đòi hỏi cán bộ tuyên truyền phải đi sâu, đi sát quần chúng, gương mẫu, tránh thói quan liêu, giấy tờ, mệnh lệnh. Vấn đề quan trọng nhất đối với công tác tuyên truyền là nội dung và chất lượng thơng tin có đáp ứng được yêu cầu của người nghe khơng? Có phù hợp với đối tượng khơng? Người tun truyền phải biết rõ mình đang nói chuyện với ai. Hồ Chí Minh yêu cầu: “Phải tuyên truyền huấn luyện cho tốt, phải nói thiết thực rõ ràng để đồng bào dễ nghe, dễ hiểu và làm được tốt” [70, tr.166]. Vì vậy, theo Người đi tuyên truyền ở vùng dân tộc mà khơng biết nói tiếng dân tộc để trực tiếp tun truyền thì “khơng ăn thua”. Do đó, Người địi hỏi đối với người làm công tác tuyên truyền: “cán bộ đi làm việc chỗ nào phải học tiếng ở đấy” [70, tr.168]. Yêu cầu này của Hồ Chí Minh đã trở thành phương châm trong công tác dân vận hiện nay của Đảng và Nhà nước ta tại các huyện vùng cao, miền núi là “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) với đồng bào. Bởi lẽ, biết tiếng đồng bào dân tộc thiểu số địa phương sẽ trợ giúp đắc lực cán bộ công tác ở vùng cao nâng cao hiệu quả cơng việc.

Thứ hai, để thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc cần hoạch định và thực thi có hiệu quả các chính sách phát triển tồn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc phải bảo đảm mục tiêu là phát triển toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, tạo nên động lực phát triển toàn diện miền núi trong phát triển kinh tế - xã hội. Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc phải được thể hiện qua chính sách dân tộc với những nội dung cụ thể tồn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Chính phủ chủ trương khơng ngừng phát triển lực lượng sản xuất, từng bước điều chỉnh và ổn định quan hệ sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hội và định hướng phát triển của từng vùng. Hồ Chí Minh khẳng định: Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều: đồn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào. Để tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc, Người căn dặn: vấn đề quan trọng nhất ở miền núi hiện nay là xây dựng hợp tác xã cho tốt, củng cố cho tốt, quản lý cho tốt, làm

thủy lợi cho tốt. Điều quan trọng hàng đầu của việc phát triển kinh tế - xã hội là khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên, phát triển lâm, nông nghiệp, trồng cây cơng nghiệp, khai thác các thứ lâm sản q, làm thêm các ngành nghề.

Như vậy, trong tư duy của Hồ Chí Minh, để thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, phải tiến tới từng bước xóa bỏ khoảng cách giữa các dân tộc, mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đẩy mạnh cơng tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như: tình trạng thiếu lương thực, nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu. Xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Quan tâm tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển chính là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Về chính trị, theo Hồ Chí Minh, để các dân tộc đồn kết, bình đẳng, tương trợ cùng phát triển, cần đảm bảo quyền làm chủ của đồng bào các dân tộc bao gồm quyền làm chủ qua đại diện và quyền làm chủ trực tiếp, kết hợp với tự quản ở cơ sở. Tăng cường đại diện của các dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị từ cơ sở đến Trung ương. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số.

Về văn hoá - xã hội, chú ý phát triển văn hố giáo dục nâng cao trình độ học vấn cho đồng bào, bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ; mở mang đường sá, phịng bệnh; các cấp phải tơn trọng và tạo mọi điều kiện phát huy quyền làm chủ của đồng bào các dân tộc.

Nắm vững ngun tắc tự nguyện, khơng được gị ép, làm nơi nào tốt nơi đó, khơng làm lướt, khơng làm nóng vội. Do đó, để thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ về mọi mặt của các dân tộc. Người yêu cầu lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan trung ương và địa phương phải có kế hoạch đẩy mạnh chính sách phát triển miền núi về tất cả các mặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc đề ra những nội dung, biện pháp và bước đi thích hợp, chủ trương, chính sách thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ phải sát với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, cư dân ở vùng dân tộc. Người viết: “Miền núi đất rộng người thưa, tình hình vùng này khơng giống tình hình vùng khác. Vì vậy, áp dụng chủ trương và chính sách phải thật sát với tình hình thực tế của mỗi nơi. Tuyệt đối chớ rập khn, chớ máy móc, chớ nóng vội” [69, tr.461].

Theo Hồ Chí Minh, thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc phải gắn với hoạch định chính sách dân tộc trên cơ sở nguyên tắc toàn diện, cụ thể.

Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ khơng phải là khẩu hiệu mang tính tuyên truyền mà phải đặt ra như một mục tiêu, động lực của q trình cách mạng, đồng thời phải có chính sách đúng đắn. Với Hồ Chí Minh, đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc là để tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện mục tiêu chung là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là làm cho tất cả mọi người đều có cơm no, áo mặc được học hành, đời sống vật chất và tinh thần đều nâng cao. Do đó, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng có nghĩa là làm cho tất cả các dân tộc đều được bình đẳng, đều được sung sướng, hạnh phúc, khơng cịn tình trạng có dân tộc phải chịu đói, chịu khổ.

Thứ ba, để thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc cần quan tâm khâu công tác cán bộ, nhất là cán bộ tại chỗ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh rất chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho các dân tộc thiểu số. Mục đích chính là hình thành một đội ngũ cán bộ miền núi đủ sức gánh vác cơng việc của Đảng và Chính phủ. Người cho rằng: “Cán bộ là cái cái gốc của mọi công việc, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của đảng” [65, tr.10], “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [65, tr.313]. Đối với địa bàn miền núi Việt Nam, việc chăm lo đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số mang lại ý nghĩa và tác dụng to lớn, nhằm củng cố sự lãnh đạo của Đảng ở vùng miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số, tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc, nâng cao đời sống của đồng bào, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên trên con đường tiến bộ văn minh, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Từ những yêu cầu này, theo Hồ Chí Minh muốn tăng cường và thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc phải ln chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi, cán bộ người dân tộc thiểu số. Lực lượng này rất gần gũi với đồng bào dân tộc, am hiểu phong tục tập quán, thông thạo tiếng dân tộc, vì vậy sẽ làm rất tốt cơng tác tun truyền chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Nhưng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số còn quá mỏng, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Do đó, phải quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ này. Người nhắc nhở: “phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi. Cố nhiên cán bộ người Kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ địa phương, nhưng phải làm sao cho cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự quản lý lấy công việc ở địa phương, chứ không phải là bao biện, làm thay” [69, tr.225].

Thống nhất giữa tư tưởng, lý luận với hoạt động thực tiễn là nét nổi bật trong phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh. Trên thực tế, Người yêu cầu các cấp,

các ngành “một mặt là làm sao mưu lợi ích cho đồng bào. Một mặt nữa là làm sao tránh được tệ hại cho đồng bào” [70, tr.161]. Mưu lợi cho đồng bào nghĩa là làm

những việc có ích cho đời sống vật chất, văn hố của các dân tộc. Tránh tệ hại cho đồng bào là tránh những gì gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển đời sống của đồng bào. Đồng bào các dân tộc thiểu số thường cư trú ở niềm rừng núi, biên giới, nên Người đặc biệt quan tâm đến việc động viên đồng bào bảo vệ rừng. Vì nạn phá rừng ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu mơi trường, sản xuất và đời sống của đồng bào. Đồng thời, Người chỉ rõ những việc quan trọng, cần thiết phải làm liên quan trực tiếp đến đời sống của đồng bào. Đồng bào các dân tộc thiểu số thường thiếu đói lương thực, nên phải tăng gia sản xuất, phát triển nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, giúp đỡ đồng bào có đủ ruộng làm, đủ trâu bị cày, biết dùng kỹ thuật để sản xuất; phải xây dựng hợp tác xã cho tốt; phát triển giao thông giữa huyện, tỉnh này với huyện, tỉnh khác. Đồng bào chưa biết tiết kiệm thì hướng dẫn cho đồng bào xố bỏ những hủ tục, mê tín, cúng bái gây tốn tiền của. Trình độ văn hố - xã hội của đồng bào thấp thì phải phát triển giáo dục, hướng dẫn đồng bào sống vệ sinh, phịng bệnh... Nói tóm lại là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, dân tộc thiểu số dần “tiến kịp” dân tộc đa số, các dân tộc đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, cùng nhau xây dựng Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.

Thứ tư, để thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và bản thân đồng bào các dân tộc.

Thấy rõ được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa sâu xa của vấn đề đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho mọi người thấy rõ, trong một quốc gia có nhiều dân tộc, sự đồn kết, bình đẳng, tương trợ tồn diện giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phải được thể chế hoá và quan trọng hơn là được thực hiện trong cuộc sống. Do đó, chính sách dân tộc của Đảng, Chính phủ do Người đứng đầu sáng lập đã ghi nhận và ủng hộ sự liên kết, hợp tác tự nguyện trên cơ sở đồn kết, bình đẳng, tương trợ nhằm bảo đảm cho các dân tộc hòa nhập cộng đồng, cùng xây dựng cuộc sống mới. Mục đích chính là để các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Do đó, trong chỉ đạo giải quyết vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, Hồ Chí Minh ln nhất quán giữa nguyên tắc pháp lý nêu trong các văn bản pháp luật với q trình thực hiện các ngun tắc đó. Người u cầu Đảng, Chính phủ phải có chính sách đúng, phù hợp và “phải làm đầy đủ chính sách dân tộc, phải làm cho khéo” [69, tr.351].

Cùng với điều kiện về thể chế hóa thành luật pháp, Hồ Chí Minh cịn u cầu, phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đặc biệt là

đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc không chỉ đảm bảo quyền của mỗi dân tộc mà cịn tích cực hố vai trị của các chủ thể trong thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, làm cho đồng bào các dân tộc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, cơ hội và điều kiện phát triển. Thực tế ở Việt Nam đã cho thấy, hệ thống chính sách hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã “phủ sóng” hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với những nỗ lực trong triển khai thực hiện của Đảng và Nhà nước, một số chính sách dân tộc đã thu được những

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)