Thứ nhất, đối với việc xây dựng và phát huy vai trị của hệ thống chính trị.
Đây là giải pháp giải quyết trực tiếp vấn đề năng lực tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị cũng như đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở trong quá trình hiện thực hố tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Hê ̣ thống chính tri ̣ cơ sở có vi ̣ trí quan trọng, là cơ quan lãnh đa ̣o quần chúng thực hiê ̣n mo ̣i chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên ca ̣nh đó, hê ̣ thống chính tri ̣ ở cơ sở vùng dân tộc có vai trò to lớn trong viê ̣c thực hiê ̣n dân chủ và quyền làm chủ của quần chúng, thực hiê ̣n chức năng điều hành và quản lý xã hô ̣i, phát huy vai trò chủ đô ̣ng sáng ta ̣o của đồng bào để phát triển kinh tế - xã hô ̣i. Để phát huy vai trị quan trọng đó, phải tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí
Minh về yêu cầu cán bộ làm công tác dân tộc phải “Xuất phát từ nhiệt tình cách mạng,
tình thương yêu chân thành đồng bào các dân tộc, từ tinh thần hết lòng phục vụ đồng bào các dân tộc” [70, tr.159]. Nghĩa là, cán bộ phải nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của
đồng bào, phải thu phục đồng bào bằng chính những việc làm cụ thể hàng ngày, liên quan trực tiếp đến cái ăn, ở, mặc, đi lại, học hành của đồng bào. Do đó, giải pháp này cần tập trung vào những nội dung, biện pháp cụ thể sau:
Cần nâng cao vai trò của hệ thống chính trị địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện vấn đề dân tộc
Thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy, muốn xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc vững mạnh, cần tập trung thực hiện tốt các chương trình, dự án nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị các cấp ở tỉnh Thái Nguyên theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phân cơng rõ chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận của hệ thống chính trị các cấp trong tổ chức thực hiện vấn đề dân tộc, không coi nhẹ bất cứ một bộ phận nào. Trong đó, các tổ chức đảng phải tăng cường hiệu lực lãnh đạo đối với khâu tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên. Muốn vậy, phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong vận động đồng bào thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn. Đồng thời, củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức, phát triển Đảng viên mới, nâng cao trình độ văn hóa, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trong công tác phát triển Đảng cần hướng vào các đối tượng trẻ tuổi, có văn hóa, trưởng thành từ phong trào quần chúng. Tổ chức Đảng và đảng viên phải sâu sát thực tế, am hiểu tình hình thực tế của địa phương, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu của quần chúng nhân dân, biết xác định trọng tâm lãnh đạo, trọng tâm cơng tác trong từng thời điểm thích hợp.
Xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở vùng dân tộc vững mạnh, phát huy vai trị của phụ nữ, đồn viên thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh... trong việc phát động phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng tổ chức chính quyền cơ sở vùng dân tộc vững mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân, vươn lên đảm nhiệm công tác quản lý mọi mặt hoạt động của địa phương, giúp nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tổ chức chính quyền vùng dân tộc cần phải được bồi dưỡng, đào tạo và tự mình phải học tập, rèn luyện, có đủ năng lực, phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ, được nhân dân tin tưởng. Mỗi cán bộ cần có trình độ nhất định về khoa học - kỹ thuật, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, biết lãnh đạo, quản lý, điều hành, định
hướng cho đồng bào phát triển kinh tế - xã hội đúng hướng, biết cụ thể hóa và lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động là thể hiện bản chất của Nhà nước ta, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lao động các dân tộc, nó cũng đáp ứng công cuộc cải tổ, đổi mới hiện nay. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở vùng dân tộc thực chất là nhằm bảo đảm quyền tự quyết, quyền bình đẳng của các dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể tăng cường khối đại đồn kết dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần quan tâm đến dân chủ hóa đời sống xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện trong thực tế quyền lực của nhân dân, thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân; có cơ chế để nhân dân bày tỏ những chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của minh theo nguyên tắc: mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thuận với lịng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, khắc phục các vi phạm quy chế dân chủ, sống xa dân, quan liêu, mệnh lệnh với dân. Đây là điều kiện rất cần thiết để nhân dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.
Mỗi tổ chứ c Đảng và đảng viên phải thấm nhuần sâu sắc phương châm hướng về cơ sở và cộng đồng dân cư trong quá trình giải quyết vấn đề dân tộc
Đảng và Nhà nước là những cơ quan đề ra chủ trương, chính sách nhằm từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân nói chung và cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng; các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, xã, thôn, bản là đơn vị tổ chức thực hiện. Đồng bào các dân tộc thiểu số là những người trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cũng là người trực tiếp được thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chủ trương, chính sách đó.
Xóm thơn, bản là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi các công việc trong nội bộ của cộng đồng dân cư nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng. Xóm, thơn, bản cịn là nơi tập trung nhiều thành phần dân cư khác nhau, mang tính chất xã hội sâu sắc, là nơi cung cấp sức người, sức của cho toàn xã hội. Đây cũng là nơi chứa đựng và giải quyết các mối quan hệ xã hội như mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước thơng qua chính quyền cơ sở, quan hệ giữa dân với Đảng thông qua Đảng viên, chi bộ, Đảng bộ cơ sở; là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; là nơi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Như vậy, mấu chốt giải
quyết vấn đề dân tộc là ở cơ sở, ở mỗi làng, bản. Ở vùng dân tộc, cộng đồng dân cư, đặc biệt là làng, bản có vai trị rất lớn trong q trình thực hiện chính sách dân tộc.
Nhận thức được điều này, các cán bộ làm công tác dân tộc phải thấm nhuần phương châm hướng về cơ sở, mọi chủ trương, chính sách đều hướng về đồng bào, phục vụ lợi ích, nhu cầu của đồng bào. Trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, các cán bộ làm công tác dân tộc, trước hết phải là những người thực sự có tâm, có trách nhiệm đối với Đảng, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh đó, phải là người có tài, có đức, kiên trì, bền bỉ trong việc giáo dục, giác ngộ quần chúng. Phải quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào phát triển kinh tế gia đình. Hơn nữa, cần tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc bảo đảm thực hiện tốt chính sách dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trị của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các địa bàn dân cư vùng dân tộc và miền núi.
Đổi mới nội dung và phương pháp công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc; sử dụng nhiều phương thức phù hợp với đặc thù của từng dân tộc và địa phương. Bởi lẽ, làm việc với dân là người dân tộc thiểu số phải am hiểu tâm lý, phong tục, lối sống của từng tộc người. Theo Hồ Chí Minh, dân vận là việc rất quan trọng, dân vận đúng và khéo thì việc gì cũng xong, dân vận yếu và dở thì việc gì cũng hỏng. Người đòi hỏi cán bộ dân vận phải xuống cơ sở, đến với dân, chịu khó tìm hiểu kỹ lưỡng tình hình cuộc sống của dân. Công tác dân tộc với tính cách là công tác vận động quần chúng vùng dân tộc làm theo đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ thì phải làm sao cho dân hiểu, dân tin, dân ủng hộ, dân giúp đỡ, dân bảo vệ thì mới thành cơng. Thực chất, cán bộ dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” và theo tác phong “óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Muốn vậy, phải thực hiện tốt “bốn cùng” và “ba trực tiếp” với dân, đó là: “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với dân” và “trực tiếp đến nhà dân, trực tiếp nghe dân nói và nói dân nghe, trực tiếp làm cho dân tin và hướng dẫn dân cùng làm”. Từ đó, hướng mạnh về cơ sở, bám sát địa bàn, bám dân, tăng cường đối thoại trực tiếp với dân để nắm bắt “trúng và đúng” tâm tư, nguyện vọng và những đề xuất, kiến nghị chính đáng của đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, tham mưu với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo,
chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, nhất là các vấn đề có ảnh hưởng, liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, thu nhập của đồng bào các dân tộc. Cùng với đó, cơng tác dân vận cần hết sức coi trọng vận động, tập hợp quần chúng vào khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Công tác tuyên truyền vận động đi đôi với việc làm cụ thể, thiết thực. Đồng bào dân tộc vốn rất coi trọng chữ “tín”, do vậy, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên ở cơ sở phải gương mẫu, nói ít, làm nhiều để tạo niềm tin đối với đồng bào dân tộc, nhằm cảm hóa, lơi kéo, vận động đơng đảo đồng bào nỗ lực vươn lên thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ một cách thiết thực, lâu dài.
Phát huy vai trò của già làng trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số
Có thể khẳng định rằng, già làng, trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Đây là lực lượng cùng chung sống, hiểu rõ phong tục, tập quán của đồng bào, trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đồn kết dân tộc; góp phần giữ gìn quốc phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội tại địa bàn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nên họ có sức thuyết phục lớn, làm cho đồng bào tin tưởng, ủng hộ và làm đúng chủ trương, chính sách đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc.
Với ý nghĩa lớn lao này, phát huy vai trò của đội ngũ già làng trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số là một đòi hỏi cần thiết trong giải quyết vấn đề dân tộc của tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Trước hết, cần làm tốt cơng tác vận động, bình chọn người có uy tín ở địa phương, cơ sở để họ thực sự phát huy được vai trị, vị trí của mình. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần quán triệt và nhận thức sâu sắc vị trí, vai trị quan trọng của người có uy tín đối với cộng đồng, làm được như vậy, người có uy tín mới mạnh dạn, tự tin, phát huy cao độ được vai trị, tầm ảnh hưởng của mình đối với cộng đồng và xã hội. Cùng với đó, phải nắm rõ đặc điểm của người có uy tín cũng như phong trào tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số để từ đó đề ra các biện pháp tranh thủ, vận động phù hợp trên từng lĩnh vực, từng giai đoạn cụ thể nhằm phát huy tốt vai trò của người có uy tín. Quan trọng hơn, phải tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đối với người có uy tín, nhất là chính sách bồi dưỡng, cung cấp thông tin, tổ chức gặp mặt, hội nghị biểu dương khen thưởng người có uy tín, kết hợp tổ chức
cho người có uy tín đi tham quan học tập và tham quan các mơ hình làm kinh tế giỏi. Tuy nhiên, cùng với việc phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong tun truyền, giáo dục, đồng thời phải thường xuyên quan tâm, khích lệ, bồi dưỡng, giúp đỡ họ về mọi mặt. Đây không chỉ là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân các già làng, trưởng bản, người có uy tín mà cịn là cơ sở phát huy vai trò của họ trong tuyên truyền, giáo dục đồng bào các dân tộc thiểu số về quan điểm, chính sách dân tộc nói chung và thực hiện đồn kết, bình đẳng, tương trợ nói riêng.
Thứ hai, tăng cường quốc phòng, an ninh và đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch.
Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh trong tình hình mới
Tỉnh Thái Nguyên được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, đào tạo, y tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có vị trí chiến lược về quốc phịng, an ninh, là lá chắn bảo vệ phía bắc thủ đơ Hà Nội. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây, các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hồ bình” nhằm gây mất ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Thủ đoạn mà các thế lực thù địch thường sử dụng là lợi dụng sự cả tin, trình độ dân trí thấp của một bộ phận đồng bào để đẩy mạnh hoạt động tôn giáo trái phép, tuyên truyền, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, làm suy giảm lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, một trong những nhiệm vụ đặt ra của công