Nhóm giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 138 - 140)

Ở nhiều địa phương, nhận thức của các cấp, các ngành và nhiều cán bộ, đảng viên về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc chưa sâu sắc, toàn diện, tỉnh Thái Nguyên cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Trên thực tế, trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách dân tộc ở các vùng dân tộc và miền núi tỉnh Thái Nguyên vẫn cịn có khâu yếu kém. Có những nơi, một số đồng bào do nhận thức khơng đúng đắn về chính sách dân tộc của Đảng, nên cịn có tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, mà không chủ động, sáng tạo vươn lên. Do hạn chế về nhận thức, nên nhiều vụ vi phạm ngun tắc cơng bằng, bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc vẫn diễn ra trên thực tế. Nhóm giải pháp này cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể thực hiện vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong q trình hiện thực hố nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên. Mặt khác, nhận thức đầy đủ, đúng đắn là cơ sở để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả trên thực tế. Ngược lại, nếu nhận thức khơng đúng, đầy đủ, khoa học rất có thể dẫn

đến những sai lầm nghiêm trọng. Vì vậy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể sẽ trực tiếp khắc phục những biểu hiện sai lệch, coi nhẹ trong nhận thức cũng như tổ chức giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên.

Giải pháp này cần tập trung vào những nội dung, biện pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, của cả hệ thống chính trị trong cơng tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc.

Đây là vấn đề có tính qui luật, một nhiệm vụ cấp bách trọng tâm, thường xuyên, liên tục trong quá trình nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, các đồn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, phải nhận thức một cách sâu sắc bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, coi việc quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Người về đồn kết, bình đẳng, tương trợ là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu trong công tác tuyên truyền, giáo dục. Đồng thời, phải luôn thấm nhuần trong mọi chủ trương, chính sách, chương trình kế hoạch của địa phương trên tất cả các lĩnh vực. Điều quan trọng là mọi chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch của địa phương đều nhằm mục tiêu phát triển, để từng bước khắc phục sự chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc trên địa bàn. Theo đó, cơng tác tuyên truyền, giáo dục đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục, được quán triệt thông suốt từ Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các đoàn thể nhân dân từ cấp tỉnh đến huyện và cơ sở, đến từng xóm, bản, làng và người dân. Tuy nhiên, ở mỗi cấp, mỗi ngành phải lựa chọn nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp với điều kiện hồn cảnh, trình độ dân trí và phong tục, tập quán của đồng bào.

Thứ hai, phát huy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng và kết hợp nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, luôn được quán triệt đến mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đây là biện pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng vừa là chủ thể nhận thức, vừa là chủ thể hành động trong thực hiện chính sách dân tộc. Các cấp bộ đảng, Ban tuyên giáo, nhà trường ở các cấp và các tổ chức đồn thể nhân dân đóng vai trị nịng cốt trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở những nội dung đã xác định, cần kết hợp nhiều hình thức, biện pháp để nâng cao chất lượng cơng tác tun truyền, giáo dục. Trong đó, chú trọng các hình thức tuyên truyền, giáo dục thơng qua hoạt động sinh hoạt văn hố cộng đồng, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc; thông qua việc hướng dẫn đồng bào thực hiện định canh, định cư, cách sản xuất, luân canh cây trồng, vật nuôi và phổ biến trực tiếp các chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với phát huy vai trị của các trưởng thơn, già làng trong việc vận động đồng bào thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, nhận thức rõ đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là phương thức.

Giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên là nhằm nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, khắc phục sự chênh lệch về trình độ mọi mặt giữa các dân tộc trên thực tế; góp phần tăng cường đồn kết, tơn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc; thực hiện dân chủ, tự do cho các dân tộc; phát huy truyền thống đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do đó, việc nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc cũng như thực hiện đúng chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh và nâng cao sức mạnh quốc phịng, an ninh của tỉnh. Theo đó, để thực hiện đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, phải hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân, khắc phục những hạn chế, bảo đảm tác dụng, hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Đồn kết, bình đẳng, tương trợ phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các các dân tộc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Do vậy, các cấp uỷ đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và u cầu chính đáng của nhân dân; tin dân, tơn trọng, lắng nghe những ý kiến khác; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân trọng, tơn vinh những đóng góp, cống hiến của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)