an ninh đối với vùng dân tộc thiểu số
Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, cần xác định giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên là nhiệm vụ của mọi lực lượng, của các cấp, các ngành, của tồn bộ hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở và đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương là chủ thể chính trong bổ sung, hồn thiện hệ thống chủ trương, chính sách thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta nói chung và Thái Ngun nói riêng. Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc cụ thể hoá, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, chương trình của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, các dân tộc phải đồn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong sản xuất, xây dựng đời sống mới và cùng tiến bộ.
Phương hướng này định hướng việc giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên phải thường xuyên xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, nâng cao vai trị của các cấp, các ngành trong thực hiện có hiệu quả chính sách, chương trình, dự án ở tỉnh Thái Nguyên, xây dựng và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, đồn thể đến từng xóm, bản, cần rà sốt, khắc phục tình trạng trắng tổ chức đảng và đảng viên ở cấp thơn, bản dân tộc thiểu số. Cùng với đó, cần thực hiện tốt chính sách động viên, khuyến khích già làng, trưởng bản, người có
uy tín tham gia cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án vùng dân tộc thiểu số theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đội ngũ cán bộ công tác ở vùng dân tộc phải quán triệt và thực hiện thật tốt phong cách công tác dân vận của Đảng: “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”; phải “nghe dân nói, nói dân hiểu và làm dân tin”. Trong hoạch định chủ trương, chính sách, phải tơn trọng văn hố các dân tộc ở Thái Nguyên; phải sống gần gũi với đồng bào, hiểu và tôn trọng phong tục tập quán, tiếng nói chữ viết và tâm tư nguyện vọng chính đáng của đồng bào. Đặc biệt, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận phải có trách nhiệm thật sự coi đồng bào dân tộc như người thân ruột thịt của mình để hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào về mọi mặt; vận động quần chúng nhân dân vùng dân tộc thiểu số chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ngăn chặn âm mưu chia rẽ gây mất đoàn kết.
Cùng với nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, đồng thời phải xây dựng vững chắc thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ ngay từ cơ sở, kiên quyết không để xảy ra các “điểm nóng”, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để lừa gạt, lơi kéo, kích động đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.