đặc trưng văn hóa, đặc điểm tâm lý các dân tộc
Nội dung của quan hệ dân tộc luôn bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Muốn giải quyết quan hệ dân tộc một cách toàn diện cần phải có sự phát triển đồng bộ về mọi mặt, trong đó đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Phát triển kinh tế khơng chỉ đơn thuần vì mục tiêu kinh tế, cần thiết phải đặt nó trong mối quan hệ với phát triển văn hóa, xã hội. Giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Ngun theo tư tưởng Hồ Chí Minh là q trình hiện thực hố những nội dung đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, trong đó phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là cơ sở, điều kiện để giải quyết vấn đề dân tộc trên địa bàn. Hiện nay, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên còn thấp, do đó vấn đề cốt lõi phải tập trung là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao.
Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần đảm bảo cần tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào. Vấn đề mang tính mấu chốt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Thái Nguyên là nắm chắc đặc trưng văn hoá, đặc điểm tâm lý của các dân tộc, phát triển các tiểu vùng với những thế mạnh riêng của từng vùng: Vùng núi cao (gồm huyện Võ Nhai, huyện Định Hoá, Bắc huyện Đại Từ, Bắc huyện Phú Lương): Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, các ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông - lâm sản; khai thác vật liệu xây dựng; phát triển mạnh cây công nghiệp (chè, hồi), cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Vùng núi thấp (gồm huyện Đồng Hỷ, Nam huyện Phú Lương, Nam huyện Đại Từ) cần chú trọng nâng cấp từng bước hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; phát triển các loại cây trồng như rau thực phẩm, chè, cây ăn quả các loại, phục vụ đắc lực cho ngành công nghiệp chế biến; phát triển mạnh kinh tế trang trại; bảo vệ vốn rừng hiện có, trồng mới rừng phịng hộ, đẩy mạnh trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng; phát triển du lịch làng, bản và du lịch sinh thái. Vùng gò đồi và vùng trung tâm (gồm huyện Phú Bình, Phổ Yên, thành phố Sông Công và Thái Nguyên, cũng như một số xã thuộc huyện Đồng Hỷ, Phú Lương giáp thành phố Thái Nguyên) cần tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống giao thơng, cơng trình thuỷ lợi, hệ thống trạm, trại kỹ thuật nơng - lâm nghiệp hình thành các khu cơng nghiệp tập
trung dọc Quốc lộ 3 và Quốc lộ 1B; phát triển hệ thống dịch vụ; phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo đại học, các khu văn hoá, thể thao; xây dựng một số vùng rau an toàn, thâm canh tăng năng suất cây lương thực, cây thực phẩm; đẩy mạnh chăn ni bị thịt, bị sữa, lợn, gà công nghiệp cung cấp cho các khu công nghiệp, đơ thị; bảo vệ diện tích rừng hiện có, phủ xanh các vùng đất trống, đồi núi trọc đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống của người dân, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
Yêu cầu bức thiết được đặt ra đối với tỉnh Thái Nguyên trong giải quyết vấn đề dân tộc phải hướng đến mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Hiện nay ở Thái Nguyên sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra trong xã hội giữa thành thị và nông thôn, nhất là đối với nông thôn miền núi dẫn đến những khác biệt trong điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục. Do đó, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc trên địa bàn là đòi hỏi bức thiết được đặt ra trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Trên tinh thần đó, tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm đầu tư giải quyết những vấn đề xã hội nổi cộm ở vùng dân tộc đó là tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, thực hiện mục tiêu xố đói, giảm nghèo, định canh, định cư bền vững, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao trình độ dân trí, mức độ thụ hưởng các sản phẩm văn hố, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ; bảo tồn và phát bản sắc văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số; phát huy vai trò trách nhiệm, nghĩa vụ của các dân tộc trong giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội; các dân tộc đồn kết, tơn trọng, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng tỉnh Thái Nguyên văn minh và hiện đại.
Trên lĩnh vực kinh tế, tỉnh Thái Nguyên cần quy hoạch hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; tăng cường đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm của đồng bào; triển khai thực hiện các chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số; thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, vốn tín dụng phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn; tạo cơ hội bình đẳng để đồng bào tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng dịch vụ, phúc lợi xã hội; tạo môi trường thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, cần tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo, tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; phát triển tồn diện văn hóa dân tộc thiểu số; thực hiện các chính sách giữ gìn, bảo tồn, tơn vinh và phát huy bản sắc văn hóa, ngơn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa gắn với việc bảo quản, gìn giữ, bảo tồn di tích lịch sử ở từng vùng, từng địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu.