Quan điểm của Hồ Chí Minh về tương trợ giữa các dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 49 - 53)

Từ truyền thống đoàn kết, đùm bọc, tương thân, tương ái của các dân tộc, từ chủ nghĩa nhân đạo cao cả, Hồ Chí Minh đã nâng lên thành nguyên tắc tương trợ dân tộc. Có thể nói đây là một nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.

Thứ nhất, tương trợ giúp nhau giữa các dân tộc khơng chỉ là u cầu mà cịn là tất yếu khách quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hồ Chí Minh nhận thức rõ, do nhiều yếu tố khác nhau như: lịch sử để lại; chính sách chia để trị của kẻ thù; đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn cho phát triển kinh tế. Vì vậy, cịn tồn tại sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, giữa miền núi và miền xuôi, giữa vùng cao và vùng đồng bằng, giữa các dân tộc thiểu số với nhau. Để nhanh chóng đưa vùng cao, vùng sâu, vùng xa thốt khỏi tình cảnh nghèo nàn lạc hậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra:

Dưới chế độ thực dân và phong kiến, đồng bào rẻo cao sống rất cực khổ. Ngày nay, đồng bào rẻo cao được tự do bình đẳng, khơng bị áp bức bóc lột như trước kia ... Bác thay mặt Trung ương và Chính phủ giao cho cán bộ từ tỉnh đến xã phải ra sức giúp đỡ hơn nữa đồng bào rẻo cao về mọi mặt [69, tr.83].

Người chủ trương phải làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào các dân tộc thiểu số được hưởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, Người u cầu: “Đồng bào, cán bộ cần chú ý giúp đỡ đồng bào rẻo cao, vì ở đấy làm ăn khó nhọc hơn, văn hóa cũng phát triển chậm hơn” [67, tr.552]. Do đó, các dân tộc phải đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau để đồng bào dân tộc thiểu số tiến kịp trình độ phát triển với dân tộc đa số, xây dựng sự bình đẳng giữa các dân tộc.

Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycu ngày 19-4- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê, Xê đăng hay Banna và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt ... Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta” [64, tr.249 - 250].

Trên tinh thần tương trợ giữa các dân tộc, Người nhấn mạnh: “Đồng bào miền núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền xuôi. Và đồng bào miền xuôi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền núi” [70, tr.166]. Mọi người phải đoàn kết, các dân tộc phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh địi hỏi các dân tộc miền xuôi ra sức giúp đỡ đồng bào miền núi để cùng nhau phát triển, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người yêu cầu: Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư thích đáng, chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh phong trào miền núi phát triển về kinh tế, văn hóa về tất cả các mặt. Bình đẳng, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc nhằm tạo ra sức mạnh nội lực có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh hồn tồn phù hợp với đặc thù của một quốc gia đa dân tộc như ở Việt Nam. Bởi lẽ, với 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một lãnh thổ là Tổ quốc Việt Nam, do điều kiện lịch sử tự nhiên và những tàn dư của chế độ cũ để lại mà các dân tộc có sự chênh lệch về nhận thức, đời sống kinh tế, văn hóa, phong tục tập qn. Để có bình đẳng thật sự, các dân tộc phải thương yêu nhau như “anh em một nhà”, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ theo triết lý sống của truyền thống dân tộc “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “lá lành đùm lá rách”, phải làm cho miền núi tiến kịp miền xi. Đó là nhu cầu tự thân trong q trình phát triển của các dân tộc.

Các dân tộc ở nước ta với trình độ kinh tế - xã hội khơng đồng đều, lại cư trú vừa phân tán, vừa xen kẽ nhau trên một địa bàn rộng lớn. Do đó, nếu để tự thân từng dân tộc vươn lên (nhất là đối với các dân tộc thiểu số) mà khơng có sự tương trợ, giúp đỡ của các dân tộc khác, nhất là sự tương trợ, giúp đỡ của các dân tộc đa số, các dân tộc có trình độ phát triển cao hơn thì mục tiêu cơng bằng, bình đẳng giữa các dân tộc ở nước ta sẽ không thể thực hiện được.

Với đặc thù về lịch sử, Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, để tồn tại và phát triển cần phải có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Thực tế là, dân tộc nào cũng có nhu cầu cần giúp đỡ và ngược lại dân tộc nào cũng có trách nhiệm giúp đỡ dân tộc khác. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau là sự giúp đỡ của dân tộc này với dân tộc khác. Xét một cách khách quan, sự tương trợ giữa các dân tộc không phải đơn thuần là quan hệ cho - nhận, cũng không phải một bên ban ơn và bên khác phải hàm ơn, chịu phụ thuộc, lệ thuộc để rồi hình thành tính trơng chờ, ỷ lại, dựa dẫm, thiếu ý chí vươn lên, trái lại, đó là tinh thần đồn kết, thái độ và trách nhiệm hợp tác để mỗi dân tộc tích cực, chủ động phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, đồng thời học hỏi kinh nghiệm để tự hồn thiện bản thân. Vai trị chủ đạo của mỗi dân tộc trong cộng đồng đa dân tộc không thể được thiết lập từ sự kỳ thị, chia rẽ, trái lại nó được phát triển và bộc lộ đầy đủ trong mối quan hệ giữa các dân tộc.

Thực chất, sự tương trợ đúng với ý nghĩa lành mạnh của nó chính là giúp đỡ lẫn nhau, cùng phát triển và có lợi cho nhau để hướng tới các giá trị tự do hạnh phúc, làm chủ giang sơn, làm chủ bản thân và xã hội. Giá trị nhân văn cao cả của truyền thống tương trợ trong quan hệ dân tộc địi hỏi phải dựa trên sự tơn trọng, tin cậy, thương yêu lẫn nhau. Sự thành, bại của cách mạng phần lớn tùy thuộc vào đường lối, chính sách của Đảng có củng cố vững chắc khối đại đồn kết tồn dân hay khơng, việc thực thi chính sách dân tộc có đảm bảo lợi ích và quyền làm chủ thực sự cho các cộng đồng dân tộc hay không.

Thứ hai, tương trợ giúp nhau giữa các dân tộc được thể hiện trên tất cả các

lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội; dân tộc nào có trình độ phát triển cao hơn phải giúp đỡ các dân tộc có trình độ thấp hơn để xóa bỏ sự chênh lệch.

Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển, theo Hồ Chí Minh phải được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội. Trong đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và củng cố khối đại đoàn kết là động lực thúc đẩy sự tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, biểu hiện cao nhất của sự đồn kết, bình đẳng chính là sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Đồn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp

đỡ lẫn nhau là sự đồn kết, bình đẳng hai chiều giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số. Tuy nhiên, Người nhấn mạnh các dân tộc có trình độ phát triển cao hơn phải giúp đỡ các dân tộc có trình độ thấp hơn để xóa bỏ sự chênh lệch, giúp các dân tộc có trình độ thấp hơn tiến kịp các dân tộc có trình độ cao hơn; “Dân tộc nào đơng hơn, nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì phải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đều đoàn kết như anh em một nhà” [69, tr.269].

Sự quan tâm, giúp đỡ mà Hồ Chí Minh nói ở đây, cần làm thế nào cho các dân tộc trong nước phát triển một cách lành mạnh, vững chắc. Bằng chính sách, cơ chế, luật pháp, bằng cả đầu tư các nguồn lực để có đủ cả mơi trường phát triển, điều kiện phát triển và hành động cụ thể chứ không phải chỉ quan tâm tới tinh thần, những động viên chung chung, hình thức. Đó là việc quan tâm thường xun, chứ khơng phải nhất thời, cũng không phải chỉ xảy ra những tình huống xung đột, mâu thuẫn, những điểm nóng mất ổn định mới quan tâm theo kiểu chạy theo sự kiện, áp dụng những giải pháp tình thế. Việc tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc có thể bằng nhiều hình thức trực tiếp hay gián tiếp, hoặc giúp đỡ bằng sức người, sức của. Hoặc có thể giúp đỡ thơng qua việc làm trịn nghĩa vụ của mình đối với dân tộc và với Nhà nước. Trên lĩnh vực này, sự giúp đỡ của Nhà nước cũng đóng vai đặc biệt quan trọng, thể hiện ở sự đầu tư tập trung, có trọng điểm, sự điều phối giữa các vùng, các dân tộc trong kế hoạch tổng thể chung phù hợp với nhu cầu phát triển, phong tục, tập quán của từng địa phương, cũng như của từng tộc người, trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi để các tộc người thiểu số, chậm phát triển tự vươn lên, tiến kịp trình độ phát chung của cả nước.

Hồ Chí Minh cho rằng, trong điều kiện các dân tộc cịn có sự chênh lệch về trình độ phát triển thì khơng thể thực hiện chính sách bình đẳng giữa các dân tộc mà Nhà nước cần có sự ưu tiên, giúp đỡ các dân tộc có trình độ thấp hơn. Việc Nhà nước áp dụng chính sách trợ cấp, ưu đãi đặc biệt và đầu tư các chương trình phát triển đối với các dân tộc thiểu số là rất cần thiết để các dân tộc thiểu số có những điều kiện thuận lợi cùng với nỗ lực vươn lên của chính họ nhằm nhanh chóng thốt khỏi sự lạc hậu, nghèo nàn, tiến kịp với trình độ phát triển chung của đất nước. Khi

nói chuyện với đồn đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang, Hồ Chí Minh khẳng định: “Bao giờ bọn giặc Pháp không trở lại được nữa, đồng bào Kinh sẽ được rảnh rang giúp đồng bào Thổ, Mán nhiều hơn. Chính phủ cũng sẽ giúp cho đồng bào Thổ, Mán như sẽ giúp cho các dân tộc nhỏ khác được có đủ ruộng làm, đủ trâu bò cày...” [64, tr.119]. Rõ ràng, theo Hồ Chí Minh, để thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc, điều quan trọng các dân tộc thiểu số phải nỗ lực vươn lên, cùng với sự giúp đỡ của các dân tộc tiến bộ hơn và của Chính phủ.

Đề ra nguyên tắc tương trợ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm khắc phục những tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc. Người chỉ rõ, “Người dân tộc lớn dễ mắc bệnh kiêu ngạo. Cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ cho mình là dân tộc bé nhỏ, tự ti, cái gì cũng cho là mình khơng làm được, rồi khơng cố gắng. Đó là những điểm phải tránh” [70, tr.167] và “Cán bộ địa phương thường thường có tâm lý tự ti, cho mình là văn hóa kém, chính trị kém, khơng muốn làm cán bộ. Như thế là khơng đúng... Vì vậy, cho nên cịn kém thì phải học, phải tích cực học cách làm việc, tích cực học chun mơn cho biết. Nếu vì kém mà khơng làm thì khơng được. Nhiều cái mình chưa biết, nhưng có quyết tâm học thì phải biết, nhất định biết. Biết là tiến bộ” [68, tr.212].

Như vậy, tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển giữa các tộc người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự bắt nguồn và tiếp nối truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này đã phát triển trở thành chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)