kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam
Tình hình nghiên cứu vấn đề này thể hiện qua các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
Trịnh Quốc Tuấn (chủ biên): “Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay - Vấn đề và
giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Cơng trình đã tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn về bình đẳng dân tộc ở Việt Nam. Các tác giả đã luận giải một số khía cạnh nhận thức về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc ở vùng dân tộc, miền núi ở nước ta. Trên cơ sở trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc, đặc điểm dân tộc, quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam, các tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta. Đây là những giải pháp có thể tham khảo và vận dụng tốt đối với từng vùng trong cả nước.
Nguyễn Quốc Phẩm - Trịnh Quốc Tuấn với cuốn sách “Mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
(1999). Giá trị của cơng trình nghiên cứu thể hiện tập trung ở những luận chứng khoa học khi các tác giả đưa ra các vấn mang tính lý luận, nhận thức về dân tộc: làm rõ một số khái niệm liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc; chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, trong cơng trình nghiên cứu của mình, hai tác giả đưa ra quan niệm thực hiện bình đẳng - cơng bằng giữa các dân tộc xuất phát từ đặc điểm tình hình các dân tộc và phát triển quan hệ dân tộc và phải có chính sách dân tộc đúng đắn. Để mở rộng phạm vi nghiên cứu, các tác giả còn đề cập một số nội dung khác liên quan tới chủ đề như trên: quản lý xã hội, nội dung công tác cán bộ, đào tạo cán bộ trong chính sách dân tộc hiện nay ở nước ta…
Phan Hữu Dật (chủ biên): “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan
đến mối quan hệ dân tộc hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Cơng trình
đã đi sâu làm rõ những quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; phác họa bức tranh tổng thể tương đối phức tạp về xung đột dân tộc đang diễn ra trên thế giới; đồng thời đưa ra được các bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, cơng trình đã làm rõ thực trạng mối quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay, luận chứng những nguy cơ tiềm ẩn các yếu tố có thể gây mất ổn định về chính trị dưới góc độ mối quan hệ dân tộc. Đặc biệt, cơng trình đã đưa ra một số khuyến nghị về phương hướng phấn đấu thực hiện đường lối, chính sách dân tộc của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã xuất bản cuốn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới”. Cuốn sách đã giới thiệu nhiều chuyên đề, bài viết của các nhà
khoa học xung quanh vấn đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh đối với vấn đề đồn kết các dân tộc thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam... Trong đó, có thể kể đến những bài viết trực tiếp đề cập đến vấn đề dân tộc, đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Với chuyên đề: “Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh vào việc củng cố
vững chắc khối đoàn kết toàn dân tộc” của tác giả Trần Văn Hải, đã trình bày
những quan điểm của Hồ Chí Minh về tư tưởng đại đồn kết dân tộc, thấy được tầm vóc và giá trị to lớn của tư tưởng này đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong cuốn sách, cịn có bài viết của tác giả Phùng Thu Hiền: “Chính sách dân tộc trong
chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”. Bằng những lập luận và lý giải, tác giả đã làm rõ những quan điểm mang tính cách mạng, khoa học của Hồ Chí Minh về chính sách dân tộc, với tư tưởng xun suốt là “Bình đẳng, đồn kết và tương trợ giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Tác giả khẳng định: “Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là đề cao tinh thần tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc thành một nguyên tắc cơ bản, có tầm quan trọng ngang hàng với các nguyên tắc đồn kết và bình đẳng. Đặc biệt Người rất chú ý chính sách đối với miền núi, với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa” [76, tr.269].
Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên): “Cơng bằng và bình đẳng xã hội trong quan
hệ tộc người ở các quốc gia đa tộc người”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, năm 2006. Giá trị đặc biệt của cơng trình đã luận giải một cách có hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng bằng, bình đẳng xã hội từ góc độ dân tộc, quan hệ dân tộc. Với những lập luận khoa học đó, tác giả xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc và sự phát triển của các quốc gia dân tộc trong bối cảnh và xu thế hiện nay của thế giới nói chung, về tăng cường hợp tác giữa các tộc người ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi Việt Nam nói riêng. Từ thực tiễn của vấn đề, tác giả lý giải và phân tích các nội dung, điều kiện, biện pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần thực hiện cơng bằng, bình đẳng giữa các tộc người ở các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Cũng trong cuốn sách: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết dân tộc và sự vận
dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Đức Ngọc (chủ biên),
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội năm 2007. Trong nghiên cứu, các tác giả đã khẳng định một nội dung rất quan trọng, đó là: Quán triệt, vận dụng và phát triển tư tưởng
đồn kết Hồ Chí Minh trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những lập luận đặt ra cuốn sách đã làm rõ được tầm vóc to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp trọng đại của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, tất yếu “trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế cần phải quán triệt, vận dụng và phát triển tư tưởng đồn kết Hồ Chí Minh” [75, tr.242-243].
Ngồi những cơng trình nghiên cứu đã nêu, trên thực tế cịn có một số đề tài khoa học, tạp chí, luận án, luận văn bàn đến giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc; đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng vào thực tiễn giải quyết vấn đề này ở nước ta, cũng như ở một số địa bàn cụ thể, tiêu biểu như:
Nguyễn Quốc Phẩm: “Vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, cơng tác dân tộc
và đồn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng nước ta”, Tạp chí Lý luận Chính
trị, số 3/2004. Bài viết đã phân tích vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, cơng tác dân tộc và đoàn kết dân tộc trong các giai đoạn cách mạng ở Việt Nam, qua đó, tác giả đánh giá những thành tựu, sáng tạo trong việc thực thi chính sách dân tộc, cơng tác dân tộc và đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Nguyễn Thị Nga: “Phát huy tư tưởng đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong điều kiện nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 10 (tháng 5/2005). Bài viết
đã khái qt những vấn đề có tính lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc: Đoàn kết là sức mạnh; chủ động đoàn kết rộng rãi và toàn diện; cầu đồng - tồn tại, nỗ lực phấn đấu và mục đích chung là nguyên tắc cơ bản để thực hành chiến lược đoàn kết. Từ tầm vóc và giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc, tác giả cho rằng, cần phát huy tư tưởng của Người trong điều kiện nước ta hiện nay, nhưng cần phải nhìn nhận ở nhiều phương diện: Mở rộng lực lượng đoàn kết trong xã hội; về phương pháp tập hợp lực lượng; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là hạt nhân trong khối đoàn kết dân tộc.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Đề tài khoa học cấp Bộ: 2005 - 2007 (2006): “Sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc”, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh. Hội thảo đã tập hợp những bài viết chuyên sâu của các tác giả, trong đó đã đề cập tới các vấn đề về dân tộc, giai cấp, đoàn kết dân tộc thể hiện rõ sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Thị Phương Thúy với đề tài: “Thực hiện
chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. Tác giả đã tập trung lý giải
và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam (đi từ khái niệm dân tộc, chính sách dân tộc, cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc và những vấn đề về quan hệ dân tộc ở Việt Nam...). Từ lý luận chung tác giả đã làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách dân tộc qua gần 20 năm đổi mới ở nước ta. Trong phần những vấn đề đặt ra, tác giả đưa ra những vấn đề rất thực tiễn: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cịn yếu và thiếu, sự phân hóa giàu nghèo, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số còn thấp, sự chống phá của các thế lực thù địch. Từ nội tại của những vấn đề mang tính thực tiễn, tác giả đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đề tài khoa học cấp Bộ, (2013 - 2014) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc
bình đẳng, đồn kết, tơn trọng giúp nhau cùng phát triển” của tác giả Hoàng Xuân
Lương (chủ nhiệm) đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về đồn kết dân tộc, bình đẳng dân tộc trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế, xã hội. Đề tài cũng đã phân tích, làm rõ việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng giúp nhau cùng phát triển trong thực tiễn công tác dân tộc; nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng giúp nhau cùng phát triển trong thực tiễn công tác dân tộc hiện nay.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã có những đóng góp quan trọng vào việc giải quyết và làm sáng tỏ nhiều vấn đề cụ thể: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết dân tộc, chính sách dân tộc và miền núi, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc hay đồn kết dân tộc vào thực hiện chính sách dân tộc hoặc bình đẳng dân tộc hay đồn kết dân tộc ở nước ta và ở một số địa phương cụ thể; quan niệm về tộc người, vùng dân tộc và đặc điểm tình hình dân tộc Việt Nam hiện nay; quan niệm về bình đẳng dân tộc, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có yếu tố nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh định hướng, soi đường.