Thực hiện tốt công tác cán bộ, đặc biệt là đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và cán bộ người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 135 - 136)

và cán bộ người dân tộc thiểu số

Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, trong đó có đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có vị trí vai trị rất lớn đối với q trình phát triển của đất nước nói chung và cơng tác dân tộc nói riêng. Họ là người hiện thực hố đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào trong đời sống của nhân dân và đồng bào các dân tộc, cùng đồng bào các dân tộc thiểu số xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; đồng thời họ cũng là lực lượng lãnh đạo, tổ chức thực hiện, phát hiện, tiếp thu đóng góp của nhân dân kiến nghị lên cấp trên thực hiện điều chỉnh kịp thời các nội dung, bước đi, cách làm cho phù hợp với từng giai đoạn, từng địa phương.

Phương hướng này định hướng việc giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và cán bộ người dân tộc thiểu số thật mạnh, được rèn luyện về phẩm chất chính trị, trình độ chun mơn, năng lực cơng tác, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và phát huy thế mạnh, tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, trong cơng tác cán bộ, tỉnh Thái Nguyên cần kiện tồn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, đổi mới công tác cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đủ năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Lựa chọn, bố trí cán bộ có đủ tiêu chuẩn, có phẩm chất đạo đức và năng lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phát hiện và đấu tranh kịp thời với việc lôi kéo, chống phá của các thế lực thù địch. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và chuyên gia trên các lĩnh vực. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cùng với đó, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số phải bảo đảm vừa nâng cao

phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và trình độ chun mơn. Bởi lẽ, trong hai yếu tố quyết định chất lượng cán là phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên mơn thì phẩm chất đạo đức phải được coi là cái gốc của người cán bộ, chính phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng làm nền tảng, là cái gốc để từ đó người cán bộ vươn lên phát huy tài năng, đạo đức cách mạng là cơ sở để người cán bộ không ngừng phấn đấu, học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chun mơn của mình. Vì vậy, phải nắm chắc và thực hiện đúng quan điểm, kết hợp thống nhất giữa nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị và nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cấp cơ sở, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Theo đó, các cấp uỷ đảng, chính quyền phải trang bị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số. Đó chính là cơ sở để mỗi cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng có phương pháp luận khoa học trong xem xét, nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan về thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và cán bộ dân tộc thiểu số, thống nhất trong xác định nội dung, biện pháp cụ thể để đào tạo đội ngũ cán bộ của tỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)