Các giải pháp hoàn thiện chính sách bố trí, sử dụng nhân sự để phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TỔNG CÔNG TY đầu tư PHÁT TRIỂN đô THỊ và KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 127 - 129)

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪ N: 15/9/

Điều động từ các đơn vị trong ngành

3.3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách bố trí, sử dụng nhân sự để phát triển nguồn nhân lực

triển nguồn nhân lực

Tổng công ty cần đổi chính sách bố trí, sử dụng nhân sự theo các định hướng sau:

- Xác định biên chế hợp lý từ cơ sở để tuyển dụng đúng và bố trí đúng nhân sự; - Kết hợp mô tả công việc rõ ràng, phạm vi hẹp cho từng công việc cụ thể với mô tả công việc của từng đơn vị phòng ban làm cơ sở cho việc thực hiện xu hướng chiến lược phát triển nhân viên trong tương lai là: làm phong phú hơn công việc, mở rộng phạm vi công việc và trách nhiệm cá nhân;

- Thực hiện tổ chức lao động theo khoa học đảm bảo nguyên tắc mỗi công việc phải có người thực hiện, các công việc thực không bị chồng chéo, công việc được thực hiện bởi người phù hợp nhất, giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình;

- Mở rộng phương pháp quản lý theo mục tiêu: “hết việc chứ không tính tới hết giờ” đối với một số công việc có tính độc lập và đòi hỏi tính tự chủ cao;

- Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia quản lý công việc của nhóm. Để thực hiện được các đổi mới trên, luận văn đề xuất các giải pháp sau:

Một là, bố trí đúng người, đúng việc.

- Về mặt nguyên tắc, sau khi được tuyển dụng, nhân sự được bố trí công việc theo đúng nguyên tắc: thi tuyển làm việc nào thì đúng việc đó;

- Thực hiện chính sách đánh giá lại năng lực mang tính thường niên để thực hiện bố trí và sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp với trình độ và đúng chuyên môn;

phải có những quy định và chế tài khi các trưởng bộ phận, đơn vị cơ sở vi phạm nguyên tắc trên

Hai là, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân ủy quyền bằng việc xây dựng bảng mô tả công việc của tất cả các đơn vị, phòng ban; tiêu chuẩn hóa hoạt động thông qua hệ thống quy trình làm việc; tiêu chuẩn hóa các thủ tục hành chính Tổng công ty.

Trên cơ sở bản quy định chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được phân công, các bộ phận, phòng ban, đơn vị mình. Bản mô tả công việc của các phòng ban, đơn vị cũng có nội dung tương tự như bản mô tả công việc cá nhân, bao gồm các câu trả lời cho các câu hỏi cơ bản sau: chức năng của đơn vị là gì? Các công việc và nhiệm vụ được thực hiện ở đâu? các công việc và nhiệm vụ do ai quản lý trực tiếp? tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện từng công việc và nhiệm vụ cụ thể là thế nào? quyền lợi khi hoàn thành công việc, nhiệm vụ và chế tài khi không hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn? các mối quan hệ trong quá trình thực hiện công việc cả thực thi nhiệm vụ? điều kiện và trang thiết bị, thông tin và cơ chế phân quyền khi thực hiện công việc, nhiệm vụ?

Các phòng, ban, đơn vị phải xây dựng hệ thống quy trình thực hiện tất cả các công việc, nhiệm vụ có tính thường xuyên ổn định và tiêu chuẩn hóa các thủ tục hành chính Tổng công ty khi thực hiện quy trình công việc. Quy trình thực hiện từng công việc bao gồm các nội dung sau:

- Để giải quyết công việc đó, phải thực hiện bao nhiêu nhiệm vụ cụ thể? - Các nhiệm vụ đó thực hiện theo trình tự nào?

- Thường xuyên thực hiện việc “hợp lý hóa quá trình lao động” trong từng đơn vị phòng ban.

Nội dung hợp lý hóa trình lao động gồm: - Hợp lý hóa thủ tục hành chính.

- Hợp lý hóa thời gian làm việc và thời gian lao động. - Hợp lý hóa công trình phục vụ công cộng và phúc lợi.

- Hợp lý hóa môi trường vật lý tại nơi làm việc (âm thanh, màu sắc, ánh sáng, không khí, nhiệt độ, ...)

74

- Hợp lý hóa môi trường văn hóa doanh nghiệp (phong cách phục vụ khách hàng, phong cách lãnh đạo, phương thức hợp tác, hành vi ứng xử nội, phong tục, nghi lễ và cách giải quyết xung đột nội bộ, ....)

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TỔNG CÔNG TY đầu tư PHÁT TRIỂN đô THỊ và KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w