Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TỔNG CÔNG TY đầu tư PHÁT TRIỂN đô THỊ và KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 59 - 60)

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪ N: 15/9/

1.1.2Phát triển nguồn nhân lực

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1.2Phát triển nguồn nhân lực

Cũng giống như khái niệm nguồn nhân lực, khái niệm phát triển nguồn nhân lực cũng được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau:

Theo quan điểm xem “con người là nguồn vốn - vốn nhân lực”. “Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân”. Nghĩa là, phát triển nguồn nhân lực bao hàm những lãnh vực hoạt động và chính sách liên quan đến quá trình tăng cường năng lực của con người và tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn năng lực đó phát triển kinh tế.

Theo quan điểm sử dụng năng lực con người của ILO (International Labour Organization-Tổ chức Lao động quốc tế) cho rằng, phải hiểu phát triển nguồn nhân lực không chỉ sự chiếm lĩnh lành nghề, mà còn là phát triển năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Như vậy, theo tổ chức này phát triển nguồn nhân lực được xem xét ở một phạm vi rộng hơn. Nó không chỉ ở phương diện trình độ lành nghề, mà là phát triển năng lực theo nghĩa đầu đủ cho người lao động, tạo động lực cho sự phát triển toàn diện của bản thân người lao động.

Theo GS. TSKH Nguyễn Minh Đường. “Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là sự gia tăng giá trị cho con người trên các mặt trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, đạo đức, tâm hồn…để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động làm giàu cho đất nước, góp phần cải tạo xã hội, cũng như phát huy truyền thống của dân tộc và góp phần tô điểm thêm bức tranh muồn màu của nhân loại. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả 3 mặt: Phát triển nhân cách, phát triển sinh thể, đồng thời tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn lực phát triển”.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu UNDP. “Phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của năm yếu tố: giáo dục và đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng,

môi trường, việc làm và sự giải phóng con người. Trong quá trình tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực, những nhân tố này luôn gắn bó, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau; trong đó, giáo dục và đào tạo là nhân tố nền tảng, là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. Nhân tố sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con người là những nhân tố thiết yếu, nhằm duy trì và đáp ứng sự phát triển bền vững nguồn nhân lực”. Quan điểm này làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các nhân tố đó là: giáo dục và đào tạo; chế độ dinh dưỡng và y tế; môi trường sống và làm việc; chế độ chính với lao động và việc làm.

Như vậy, có thể khái quát tất cả những nội dung được đề cập ở trên về phát triển nguồn nhân lực như sau: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với công việc nâng cao hiệu quả sử dụng chúng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, hay của ngành hay của một doanh nghiệp. Nói một cách khác, phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao sức lao động xã hội và đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TỔNG CÔNG TY đầu tư PHÁT TRIỂN đô THỊ và KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 59 - 60)