V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪ N: 15/9/
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.5.2 Những bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp Việt Nam
Từ kết quả nghiên cứu về quản trị và phát triển doanh nghiệp của các nước công nghiệp phát triển, như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, tác giả luận văn tổng kết được một số bài học kinh nghiệm sau về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có thể áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước nói chung và Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam nói riêng như sau:
Một, các bài học về quản trị doanh nghiệp:
- Cơ chế kinh doanh giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực.
- Quyền quản lý con người thuộc về doanh nghiệp.
- Nhà nước chỉ can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp bằng luật pháp. Hai, các bài học trong việc thu hút và tuyển dụng nhân sự để phát triển nguồn nhân lực:
- Kết hợp chế độ tuyển dụng ngắn hạng với chế độ tuyển dụng lâu dài. - Tuyển người theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp có xu hướng giảm bớt nhân viên chính thức. Ba, các bài học về bố trí và sử dụng phát triển nguồn nhân lực: - Xác định biên chế hợp lý từ cơ sở
- Mô tả công việc rõ ràng cho từng công việc cụ thể với nội dung công việc phong phú hơn.
- Thực hiện tổ chức lao động khoa học.
- Nâng cao tính tập thể trong việc ra quyết định và thực hiện trách nhiệm có tính chất cá nhân.
- Mở rộng quản lý theo mục tiêu: hết việc chứ không tính tới hết giờ.
- Tạo cơ chế nhân viên tham gia quản lý công việc của nhóm và doanh nghiệp. Bốn, các bài học về đào tạo phát triển:
24
trách nhiệm cao đối với công tác đào tạo phát triển nhân viên.
- Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực là cơ sở, tiền đề cho mọi hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguôn nhân lực nói riêng.
- Doanh nghiệp phải có quỹ đào tạo nhân viên.
- Coi kết quả đào tạo là một cơ sở quan trọng cho thăng tiến, bổ nhiệm. - Đào tạo theo chuyên môn hóa cao kết hợp với đào tạo theo diện rộng, đa kỹ năng.
- Đào tạo nơi làm việc có ý nghĩa rất quan trọng trong hội nhập môi trường làm việc và phát triển kỹ năng.
Năm, các bài học về các chính sách duy trì nguồn nhân lực để phát triển nguồn nhân lực:
- Trả lương theo năng lực, công việc và hiệu quả công tác.
- Quan tâm đặc biệt đến phúc lợi, công bằng xã hội và gia đình nhân viên. - Thăng tiến dựa trên năng lực, thành tích, khả năng phát triển.
- Thâm niên vẫn là một yếu tố quan trọng trong trả lương và thăng tiến. - Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong phát triển.
Tóm tắt chương 1
Trong chương này giới thiệu những lý thuyết cơ bản về phát triển NNL như: Nguồn nhân lực là tổng thể nguồn lực con người của từng cá nhân và của tập thể người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện trình độ sức lao động, năng lực làm việc và sáng tạo của người lao động, được tích lũy liên tục trong quá trình sống, rèn luyện, học tập và làm việc.
Nguồn nhân lực luôn bao gồm hai bộ phận: nguồn nhân lực tĩnh và nguồn nhân lực động. Nguồn lực tĩnh của nhân lực phản ánh những năng lực có sẵn của người lao động. Nguồn lực này thể hiện ở sức khỏe thể chất, kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm được tích lũy qua rèn luyện, học tập, đào tạo trong quá khứ, phát huy tác dụng ngay trong hiện tại khi được sử dụng trong điều kiện bình thường. Nguồn nhân lực phản ánh năng lực sáng tạo, ý chí, nghị lực và sự nhiệt tình của người lao động khi được kích hoạt.
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là quá trình thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp thu hút, duy trì, đào tạo nguồn nhân lực nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cả ba phương diện thể lực, trí lực và tâm lực; điều chỉnh hợp lý quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực một cách hiệu quả và bền vững.
Về mặt mục đích, phát triển nguồn nhân lực là phát triển toàn diện người lao động và năng lực sản xuất của nguồn nhân lực tập thể.
Về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm: phát triển nguồn nhân lực về mặt lượng là điều chỉnh quy mô hợp lý và tạo sự cân đối về mặt cơ cấu. Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất là nâng cao trình độ nguồn nhân lực về cả thể lực, trí lực và tâm lực, tức là tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hoàn thiện thái độ, tác phong và phẩm chất đạo đức cho người lao động.
Về tính chất phát triển nguồn nhân lực là quá trình lâu dài có mối quan hệ biện chứng logic giữa giai đoạn quá khứ, hiện tại và tương lai.
Về mặt biện pháp, phát triển nguồn nhân lực là quá trình thực hiện tổng thể các chính sách thu hút nguồn nhân lực, chế độ bố trí, chế độ đào tạo, chế độ đãi ngộ.
26