QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TỔNG CÔNG TY đầu tư PHÁT TRIỂN đô THỊ và KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 121 - 122)

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪ N: 15/9/

3.1QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Điều động từ các đơn vị trong ngành

3.1QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Từ kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết một số bài học của các nước và thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam và các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đối với Tổng công ty trong những năm tới, tác giả đề xuất các quan điểm về phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty như sau:

(i) Về vai trò trọng yếu của phát triển nguồn nhân lực

- Nguồn nhân lực là nguồn lực chủ yếu và quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng mọi nguồn lực khác trong Tổng công ty.

- Phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực và vừa là phương tiện phát triển Tổng công ty một cách bền vững.

Chính vì lẽ đó, Tổng công ty phải xem đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Tổng công ty, xem đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong Tổng công ty là đầu tư chiến lược dài hạn, đó là phương tiện để Tổng công ty rút ngắn quá công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, hội nhập.

(ii) Tổng công ty phải chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách có chủ đích. Nói một cách khác, Tổng công ty phải có một chiến lược cho sự phát triển này và kiên định thực hiện chiến lược đó. Phải xem kế hoạch nguồn nhân lực và các biện pháp thu hút, duy trì, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong ngắn hạn từng khâu, từng bước trong lộ trình thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

(iii) Phát triển nguồn nhân lực trong Tổng công ty không chỉ là nâng cao năng lực của nguồn nhân lực mà còn là nâng cao năng lực của nguồn nhân lực tổng

thể thông qua sự tạo thích ứng của con người với công việc và công nghệ, tạo ra sự tương thích giữa các thành viên về trình độ trong hoạt động chung và tạo sự ăn khớp và cân đối các bộ phận trong đơn vị.

Nguồn nhân lực phát triển không chỉ là kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, mà là kết quả tổng hợp của tất cả các biện pháp quản trị nguồn nhân lực từ thu hút đến duy trì, đào tạo nguồn nhân lực. Nói một cách khác, phát triển nguồn nhân lực phải thực hiện đồng bộ các biện pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng nhân sự, chính sách tiền lương, phúc lợi, đánh giá, thăng tiến, đào tạo và văn hóa doanh nghiệp.

(iv) Phải biết tận dụng triệt để các cơ hội của quá trình hội nhập, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực của Tổng công ty tiếp cận, tìm hiểu và ứng dụng những thành tựu tiên tiến, công nghệ mới vào quá trình sản xuất. Nghiên cứu chọn lọc các mô hình quản lý, phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng của các nước phát triển.

(v) Mỗi cán bộ công nhân viên phải có kế hoạch phát triển nghề nghiệp để bản thân tự phấn đấu và kết hợp với doanh nghiệp đào tạo, bồi bưỡng, phát huy năng lực và khả năng của mình, đáp ứng không chỉ cho hoàn thành công việc ở hiện tại mà cả các công việc trong tương lai, mỗi đơn vị, phòng ban trong Tổng công ty phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của đơn vị mình để cùng doanh nghiệp thực hiện phát triển nguồn nhân lực đồng bộ.

(vi) Phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ điều kiện đặc thù của Tổng công ty nhằm phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TỔNG CÔNG TY đầu tư PHÁT TRIỂN đô THỊ và KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 121 - 122)