KHÁI NIỆM 1 Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TỔNG CÔNG TY đầu tư PHÁT TRIỂN đô THỊ và KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 56 - 59)

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪ N: 15/9/

1.1KHÁI NIỆM 1 Nguồn nhân lực

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1KHÁI NIỆM 1 Nguồn nhân lực

1.1.1 Nguồn nhân lực

Tùy theo góc độ nghiên cứu, khái niệm nguồn nhân lực có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Từ góc độ của quản trị học (khoa học quản lý tổ chức vi mô), nguồn nhân lực được hiểu là nguồn tài nguyên nhân sự và các vấn đề nhân sự trong một tổ chức cụ thể; nghĩa là toàn bộ đội ngũ cán bộ, công nhân viên của tổ chức với tư cách vừa là khách thể trung tâm của các nhà quản trị, vừa là chủ thể hoạt động và là động lực phát triển của các doanh nghiệp nói riêng, của mọi tổ chức nói chung.

Ở giác độ kinh tế vĩ mô, với cách tiếp cận nguồn nhân lực như là nhân tố cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội, khái niệm nguồn nhân lực cũng được hiểu theo nhiều cách.

Theo liên Hiệp Quốc “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội”.

Theo GS. TSKH Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia chương trình KX - 07, “nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiền năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại”

Ngoài ra, một số tác giả khác khi nghiên cứu các đề tài về nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam cũng đưa các quan điểm về nguồn nhân lực.

2

Theo tôi, khái niệm nguồn nhân lực nên được hiểu một cách ngắn gọn là nguồn lực con người. Vì vậy trước hết và quan trọng khi nghiên cứu nguồn nhân lực là phải xác định vai trò quyết định của con người bằng lao động sáng tạo để xây dựng xã hội văn minh, không ngừng phát triển và hướng tới một mục tiêu đã định. Đề cập đến nguồn lực con người không chỉ có trí lực (thể hiện kỹ năng lao động, năng lực tổ chức và quản lý), thể lực, mà còn phải có phẩm chất đạo đức, nhân cách thẩm mỹ, tác phong làm việc và sự kết hợp giữa các yếu tố đó phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ nhất định.

Điều đó, cũng có nghĩa là khái niệm nguồn nhân lực cần tập trung phản ánh những vấn đề sau đây :

Một là, xem xét nguồn nhân lực dưới góc độ nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội; hai là, nguồn nhân lực bao gồm số lượng và chất lượng, trong đó mặt chất lượng thể hiện ở trí lực, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; ba là, nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nhất thiết phải gắn liền với thời gian và không gian mà nó tồn tại.

Từ sự phân tích trên theo tôi, khái niệm nguồn nhân lực nên được hiểu đầy đủ như sau:

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thực tế đang lao động (gồm những người trong độ tuổi lao động và những người trên tuổi lao động), những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm (do thất nghiệp), cộng với nguồn lao động dự trữ (những người đang được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, ....)

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu như nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động tổ chức để tham gia quá trình phát triển kinh tế - xã hội bên cạnh nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. Do đó, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của con người ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương cụ thể nào đó có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và gắn với đời

sống vật chất, tinh thần và truyền thống dân tộc nơi mà nguồn nhân lực tồn tại. Từ góc độ của khoa học quản lý tổ chức vi mô, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn tài nguyên nhân sự trong tổ chức cụ thể.

Điều đó có nghĩa, nguồn nhân lực được nghiên cứu trên cả hai phương diện số lượng và chất lượng.

Số lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh quy mô, tốc độ tăng nguồn nhân lực, sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ.

Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh: trí lực, thể lực và nhân cách, thẩm mỹ của người lao động.

Trong đó, trí lực thể hiện ở trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, là yếu tố trí tuệ, tinh thần, là cái nói lên tiềm lực sáng tạo ra các giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần của con người, vì thế nó đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực.

Sau trí lực là thể lực hay thể chất, bao gồm không chỉ sức khỏe cơ bắp mà còn là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, bắp thịt, là sức mạnh của niềm tin và ý chí, là khả năng vận động của trí lực. Thể lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức vào sức mạnh vật chất. Do đó, sức mạnh trí tuệ chỉ có thể phát huy được lợi thế khi thể lực con người được phát triển.

Ngoài ra, nói đến nguồn nhân lực cần xét đến các yếu tố nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống. Đó là, sự thể hiện nét văn hóa của người lao động, được kết tinh từ một loạt các giá trị: đạo đức, tác phong, tính tự chủ và năng động, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm, khả năng hội nhập với môi trường đa văn hóa, đa sắc tộc và các tri thức khác về giá trị của cuộc sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có đức mà không có tài, làm việc gì cũng khó; nhưng có tài mà không có đức là người vô dụng”; bởi vậy, sẽ không đầy đủ khi nói đến nguồn nhân lực mà không đề cập đến sự phối hợp hài hòa giữa ba yếu tố trí lực, thể lực và nhân cách thẩm mỹ, vì nó là điều kiện tạo nên sức mạnh

4

trong mỗi con người, trong cộng đồng và cũng là để hướng cho người lao động phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TỔNG CÔNG TY đầu tư PHÁT TRIỂN đô THỊ và KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 56 - 59)