Phân tích SWOT hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV NKKN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam kỳ khởi nghĩa (Trang 55 - 59)

3.3. Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt

3.3.2. Phân tích SWOT hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV NKKN

Thị trƣờng thẻ tín dụng tại Việt Nam ngày càng phát triển thu hút ngày càng nhiều đối thủ gia nhập thị trƣờng. Mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt và có xu hƣớng sẽ chuyển dần từ cạnh tranh về phí để thu hút số lƣợng khách hàng sang cạnh tranh về chất lƣợng dịch vụ và chất lƣợng chăm sóc khách hàng.

Hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV đã đạt đƣợc những kết quả nhất định tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng về quy mô của BIDV vẫn thấp hơn tốc độ tăng trƣởng chung của thị trƣờng, điều này dẫn đến thị phần của BIDV trên các mảng kinh doanh thẻ (phát hành thẻ, thanh tốn thẻ) đang có xu hƣớng giảm dần và khoảng cách giữa BIDV với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu đang ngày càng nới rộng.

Phân tích ma trận SWOT sẽ giúp nhận dạng đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ các cơ hội và thách thức mà BIDV sẽ gặp phải trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. Thơng qua đó đƣa ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của BIDV.

BIDV NKKN là một chi nhánh thuộc hệ thống BIDV, do vậy những điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và thách thức của hệ thống BIDV cũng chính là lợi thế và bất lợi đối với BIDV NKKN. Bên cạnh đó, những đặc thù trong hoạt động kinh doanh của BIDV NKKN tạo ra lợi thế cạnh tranh nhƣng cũng đầy thử thách so với những chi nhánh khác trong hệ thống BIDV và các ngân hàng đối thủ trên địa bàn.

Dựa vào lịch sử hình thành và phát triển, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thƣờng niên của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói chung, chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa nói riêng; Căn cứ vào dữ liệu về đặc điểm nền

kinh tế tại Việt Nam trong những năm gần đây; tác giả đƣa ra mơ hình phân tích SWOT nhƣ sau:

Điểm mạnh

- Nền tảng phát triển của Ngân hàng:

Là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có lịch sử phát triển lâu đời và nhiều năm dành đƣợc các giải thƣởng lớn của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngồi nƣớc.

Là đối tác chiến lƣợc của nhiều tổng cơng ty, tập đồn lớn, có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.

Thực hiện tài trợ cho nhiều dự án lớn và các dự dán trọng điểm quốc gia, đặc biệt các dự án liên quan đến đầu tƣ cơ sở hạ tầng.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công nghệ:

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của BIDV đƣợc đầu tƣ hiện đại, đồng bộ. Có nhiều dự án đƣợc triển khai trong thời gian sắp tới nhằm hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và ngân hàng điện tử… Đây là nền tảng cơ bản và quan trọng để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó có dịch vụ thẻ tín dụng.

- Mạng lƣới chấp nhận thẻ:

Mạng lƣới chấp nhận thanh toán thẻ rộng khắp trên cả nƣớc với số lƣợng ATM, POS lớn và liên tục mở rộng. Là một trong các ngân hàng có thị phần mạng lƣới thanh toán lớn nhất.

- Nền tảng khách hàng lớn:

Nền tảng khách hàng sử dụng dịch ngân hàng của BIDV khá lớn. Đồng thời, BIDV cũng có quan hệ với nhiều khách hàng doanh nghiệp, tổ chức lớn. Đây chính là cơ hội để BIDV phát triển các sản phẩm thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu của lƣợng khách hàng cá nhân đông đảo cũng nhƣ đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp, tổ chức mà BIDV có quan hệ hợp tác.

Chi nhánh BIDV NKKN có lợi thế trong quan hệ với các tổ chức là định chế tài chính, đặc biệt là các định chế tài chính trong lĩnh vực chứng khốn; Nguồn vốn khơng kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao so với toàn ngành

Điểm yếu:

Sản phẩm thẻ tín dụng khơng đa dạng, mới triển khai trong năm 2009, chậm so với thị trƣờng.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng chƣa chuyên nghiệp.

Kinh nghiệm triển khai thẻ tín dụng quốc tế cịn hạn chế. - Công nghệ:

Hệ thống công nghệ cốt lõi thẻ hoạt động chƣa ổn định; còn thiếu nhiều ứng dụng quan trọng nhƣ chƣa có hệ thống Contact-Center và CRM tập trung để có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

- Công tác bán hàng:

Kênh bán hàng chƣa đa dạng, chủ yếu qua kênh truyền thống và chƣa mang lại hiệu quả. Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng chƣa đƣợc chú trọng.

Đội ngũ cán bộ chƣa thật sự chủ động, chƣa năng động trong công tác tiếp thị, tƣ vấn, bán chéo các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.

- Truyền thông, quảng cáo:

Mặc dù thƣơng hiệu BIDV đã đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng biết đến, nhƣng sản phẩm thẻ tín dụng lại khơng nhận đƣợc sự quan tâm nhiều từ phía khách hàng, do hiệu quả hoạt động truyền thông quảng cáo chƣa cao.

Các chƣơng trình khuyến mãi, chính sách khách hàng đơn điệu, khơng thu hút sự chú ý của khách hàng và thƣờng triển khai chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, không mang lại hiệu quả cao. Các đối tác liên kết cịn hạn chế và khơng có nhiều ƣu đãi khi sử dụng dịch vụ, do đó khách hàng khơng mấy quan tâm đến sản phẩm thẻ tín dụng của BIDV.

Truyền thông nội bộ chƣa đạt hiệu quả cao, cán bộ trong ngân hàng còn chƣa hiểu biết nhiều về sản phẩm thẻ tín dụng của BIDV và do đó, chƣa trở thành kênh tuyên truyền quảng bá tốt về dịch vụ.

Cơ hội:

Dân số đông (khoảng 94 triệu ngƣời – theo thống kê đến ngày 28/02/20167), tuy nhiên số lƣợng thẻ tín dụng đã phát hành chỉ chiếm chƣa đến 3% theo số liệu thống kê của Hội thẻ ngân hàng. Với số lƣợng dân cƣ hiện tại và số lƣợng thẻ đã phát hành trong thời gian qua, thị trƣờng thẻ Việt Nam đem lại rất nhiều cơ hội cho các ngân hàng khai thác, phát triển dịch vụ thẻ.

Dân số trẻ: Độ tuổi trung bình của ngƣời dân Việt Nam là 30,8 tuổi (theo thống kê năm 2016). Dân số trong độ tuổi từ 20 đến 39 tuổi chiếm khoảng 35% dân số cả nƣớc. Đây là đối tƣợng khách hàng tiềm năng, ln có nhu cầu, kiến thức cũng nhƣ trình độ để sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ thẻ tín dụng.

Tỷ lệ số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 55% dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời có xu hƣớng tăng lên, ƣớc tính năm 2016 đạt mức 2.200 USD một năm (theo S&P), trong đó nhóm có thu nhập cao ở mức 500 – 1.000 USD/tháng ngày càng tăng lên. Tốc độ đo thị hóa nhanh, nhiều đơ thị lớn, đồng bộ và hiện đại. Sự xuất hiện của hàng loạt các trung tâm thƣơng mại lớn tại các thành phố, khu đô thị cùng với việc đa dạng hóa phƣơng thức thanh tốn (tiền mặt, thanh toán thẻ) tại nhiều cửa hàng thúc đẩy nhu cầu về thẻ tín dụng của ngƣời dân nhất là với những ngƣời trẻ tuổi chịu ảnh hƣởng của văn hóa quốc tế du nhập vào Việt Nam trong những năm trở lại đây.

Xu hƣớng hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng làm thay đổi phong cách sống của con ngƣời hiện đại, đặc biệt là giới trẻ ngày nay.

Thách thức:

Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt: Phƣơng thức chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ nhỏ vẫn chiếm đến 80% trong thói quen tiêu dùng của ngƣời Việt Nam, đặc biệt là các khu vực nông thơn, tỉnh lẻ. Do đó, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt vẫn đang ăn sâu trong tiềm thức ngƣời Việt. Bên cạnh đó, văn hóa khơng thích vay mƣợn của đại bộ phận dân cƣ vùng nơng thơn, miền núi, … khơng kích thích nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng tại những khu vực này.

Tội phạm công nghệ cao đặc biệt là trong lĩnh vực thẻ đang có xu hƣớng chuyển dịch sang các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là một nhân tố cần quan tâm trong định hƣớng phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh thẻ trong thời gian tới.

Cạnh tranh trên thị trƣờng: Số lƣợng ngân hàng tham gia trên thị trƣờng thẻ ngày càng gia tăng. Hầu hết các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đều kinh doanh sản phẩm thẻ tín dụng. Tính đến cuối năm 2015, có khoảng 45 ngân hàng tham gia hoạt động phát hành và thanh tốn thẻ, trong đó bao gồm 4 ngân hàng thƣơng mại TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu, 30 ngân hàng thƣơng mại cổ phần, 3 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam và 8 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam (trong đó ngân hàng CIMB Bank Berhard tại Việt Nam đƣợc Ngân hàng Nhà Nƣớc cấp phép hoạt động hiệu lực từ ngày 31/08/2016; 7 ngân hàng còn lại bao gồm: HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan Vietnam, Hongleong, VID Public Bank Berhard, Woori Vietnam). Sự tham gia ngày càng nhiều của các Ngân hàng khiến cho tính cạnh tranh trên thị trƣờng thẻ ngày càng khốc liệt.

Các ngân hàng nƣớc ngồi với thế mạnh về tài chính, cơng nghệ và quản trị đang dần dần thâm nhập và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực thẻ tín dụng; đƣa ra nhiều sản phẩm chất lƣợng cao, các dịch vụ gia tăng phong phú, nhiều ƣu đãi dành cho khách hàng.

Kết luận rút ra từ phân tích SWOT:

Từ những phân tích ở trên, cho thấy BIDV cần tận dụng thế mạnh có quan hệ hợp tác với các tập đồn, tổng cơng ty lớn để triển khai bán chéo các sản phẩm thẻ liên kết, đồng thƣơng hiệu. Bên cạnh đó, BIDV cũng cần đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống công nghệ cốt lõi phục vụ hoạt động kinh doanh thẻ nhằm tạo nền tảng vững chắc để đẩy mạnh phát triển thẻ trong thời gian sắp tới.

Ngoài ra, BIDV cần tập trung hơn nữa vào công tác nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ cũng nhƣ cơng tác chăm sóc khách hàng, tạo ra sự khác biệt của BIDV so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng; củng cố hơn nữa kênh bán hàng tại các chi nhánh, đồng thời đa dạng hóa các kênh bán hàng nhƣ bán hàng qua hệ thống đại lý, bán hàng trực tuyết trên Internet hay telesales,… BIDV cần chú trọng vào truyền thơng, quảng bá hình ảnh, sản phẩm thẻ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để làm cho sản phẩm thẻ tín dụng trở nên gần gũi hơn với ngƣời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam kỳ khởi nghĩa (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)