Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 25 - 29)

PHÁP LUẬT VỀ TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

1.2.1. Vai trò của pháp luật đối với hoạt động tiếp xúc cử tri của đạibiểu Quốc hội biểu Quốc hội

1.2.1.1. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về hoạt độngtiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật về tiếp xúc cử tri có các vai trò của pháp luật nói chung, ngồi ra do có đối tượng điều chỉnh riêng, có nhiệm vụ riêng, nên pháp luật về tiếp xúc cử tri cũng có những vai trò riêng như: Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; xác lập cơ sở pháp lý về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; tạo cơ sở pháp lý để cử tri

có thể phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị với đại biểu Quốc hội; đồng thời, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội; góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội nói riêng và hệ thống pháp luật ở nước ta nói chung.

Cùng với quá trình xây dựng tở chức bộ máy Nhà nước nói chung, xây dựng Quốc hội nói riêng, thuật ngữ tiếp xúc cử tri đã trở thành thuật ngữ pháp lý, được ghi nhận trong các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và được thể chế hóa trong các Hiến pháp và được cụ thể hóa trong các đạo luật và các văn bản hướng dẫn thi hành qua các thời kỳ. Ngày nay, khái niệm này ngày càng được sử dụng phổ biến khi đề cập đến hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp đởi mới tồn diện đất nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có việc củng cố và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng ta ln xác định Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị. Mỗi đại biểu Quốc hội đều có trọng trách là người đại diện cho cử tri ở đơn vị bầu cử ra mình, đồng thời là đại diện cho cử tri cả nước. Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo nhằm phát huy vai trò của Quốc hội, đồng thời chính Đảng cũng là lực lượng tiên phong định hướng nội dung và phương thức hoạt động của Quốc hội.

Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI) tại Đại hội Đảng lần thứ VII đã nhận định: "Trong sinh hoạt đảng, hoạt động của các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân, cũng như trong xã hội, đã có khơng khí thảo luận cởi mở, thẳng thắn, phê phán khuyết điểm, sai lầm, khắc phục dần hiện tượng dân chủ hình thức. Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng đã được nhân dân tham gia ý kiến trước khi quyết định”. Tuy nhiên, Đảng ta cũng thẳng thắn thừa nhận những tiến bộ này là chưa nhiều; quyền làm chủ của nhân dân “chưa

được tôn trọng và phát huy đầy đủ”. Báo cáo chính trị tại Đại hội VII của Đảng cũng đã đặt ra phương hướng và nhiệm vụ phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước và vai trò của các đoàn thể nhân dân, trong đó nhấn mạnh việc “Cải tiến tở chức và hoạt động của Quốc hội để làm đúng trách nhiệm là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”.

Từ sau Đại hội VII của Đảng (năm 1991), những diễn biến mới trong bối cảnh quốc tế và khu vực đòi hỏi bộ máy nhà nước ta cần phải tiếp tục đởi mới. Trong đó, tở chức bộ máy và hoạt động của Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân cũng đặt ra yêu cầu phải đổi mới cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Nghị quyết số 03/NQ-HNTƯ ngày 18/6/1997 của Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh đã nêu rõ:

Quy định nhiều hình thức thích hợp để duy trì sự liên hệ thường xuyên giữa đại biểu dân cử và cử tri, để các đại biểu luôn luôn sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu của dân. Các đại biểu phải định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cử tri, nếu khơng đủ tín nhiệm thì cử tri thực hiện quyền bãi miễn.

Có các hình thức để nhân dân có thể dự thính hoặc theo dõi trực tiếp qua phương tiện thông tin đại chúng các kỳ họp của cơ quan dân cử [12]. Trong nhiều văn kiện của Đảng ta nói về tầm quan trọng của việc phản ánh trung thực, kịp thời những ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Nghị Nghị quyết số 03- NQ/TW của Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) Về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, ngày 26 tháng 6 năm 1992, tại mục 6 - Đổi mới và tăng cường công tác vận động nhân dân, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, đã nêu: “Các đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp thường xuyên liên hệ với cử tri, nắm vững yêu cầu, nguyện vọng của quần chúng để xây dựng, hồn thiện luật pháp, chính sách; đồng thời làm tốt cơng tác tuyên truyền vận động

nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật”. Việc xem xét, giải quyết những ý kiến, kiến nghị đó nhưng được thể hiện khá rõ và cụ thể tại nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá VII) đó là: "Cải tiến chế độ tiếp xúc, báo cáo của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri, tạo điều kiện để nhân dân khơng chỉ phản ánh ý trí, ngụn vọng của mình mà còn biểu thị thái độ, đánh giá hoạt động của đại biểu dân cử, của cơ quan Nhà nước. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cần thu thập, phản ánh và kịp thời xem xét các ý kiến của cử tri về sự tín nhiệm đối với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp".

Từ thực tiễn và những bài học kinh nghiệm đúc kết từ hơn 65 năm với 13 khoá Quốc hội cho thấy, mỗi bước đổi mới của Quốc hội từ vai trò, vị trí, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ đến cơ cấu, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động đã thể hiện rõ trong các quan điểm của Đảng. Trên cơ sở các chủ trương, quan điểm của Đảng Cơng sản Việt Nam về trách nhiệm nói chung, nhiệm vụ tiếp xúc cử tri nói riêng của đại biểu Quốc hội trong các văn kiện đã được Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu và chuyển hóa thành những quy định trong các bản Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tư duy của Đảng ta về Quốc hội nói chung, đại biểu Quốc hội nói riêng đã từng bước được đổi mới và phù hợp hơn; xác định ngày càng rõ hơn chức trách, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, trong đó có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri. Trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật, Quốc hội cũng đã kịp thời thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội thành các quy định trong Hiến pháp, các luật, nghị quyết của Quốc hội và của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó có các quy định về nhiệm vụ tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Điều đó đã thể hiện rõ ở các chế định về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong các bản

Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và các Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN hướng dẫn việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội...

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w