Đổi mới tư duy, nhận thức về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 98 - 100)

Như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội thời gian qua là do tư duy, nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, của cử tri và đại biểu Quốc hội về mục đích, ý nghĩa hoạt động tiếp xúc cử tri còn chưa thống; có lúc, có nơi hiểu chưa đầy đủ, sâu sắc. Nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức về hoạt động tiếp xúc cử tri, cần tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về những vấn đề sau đây:

Một là, cần nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vị trí, vai trò của đại biểu

Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội trong hệ thống chính trị nước ta. Theo đó, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, ngụn vọng của nhân dân, khơng chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; Quốc hội là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Hai là, nhận thức đầy đủ hơn về công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc

hội, bao gồm các hoạt động như: công tác tổ chức và phối hợp tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri; các hình thức đại biểu Quốc hội tiếp xúc, liên hệ với cử tri; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan có thẩm quyền giải qút; theo dõi, đơn đốc, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; trả lời, thông tin đến cử tri về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị và các hoạt động phối hợp liên quan đến hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Trọng tâm của đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri là đổi mới về nội dung và hình thức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Ba là, đại biểu Quốc hội cần nhận thức đầy đủ hơn về sự cần thiết phải

quyền lợi của mình. Chuyển từ việc tiếp xúc do được sắp xếp theo kế hoạch sang chủ động tìm đến, tiếp xúc, tìm hiểu tâm ta nguyện vọng của cử tri. Hơn nữa, đại biểu Quốc hội càn tích cực hơn trong việc thực hiện chức năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, liên hệ chặt chẽ với cử tri, báo cáo trước cử tri về thực hiện nhiệm vụ đại biểu và chịu sự giám sát của cử tri.

Đổi mới nhận thức về mối liên hệ mật thiết, gắn bó giữa đại biểu Quốc hội với cử tri cả về đối tượng cử tri và cách thức tiếp xúc. Đại biểu Quốc hội không chỉ tiếp xúc với cử tri ở địa phương nơi bầu ra mình mà còn giữ mối liên hệ với cử tri và nhân dân cả nước. Trong những điều kiện có thể, đại biểu Quốc hội tiếp xúc với người Việt Nam định cư ở nước ngoài để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ; đại biểu Quốc hội không chỉ trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc với cử tri mà còn giữ mối liên hệ thông qua các phương tiện thông tin như: thư bưu điện, thư điện tử, điện thoại, báo, đài .v.v.

Bốn là, cử tri cần xem việc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội vừa là quyền

lợi, vừa là nghĩa vụ của mình. Một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Điều 53 và Điều 79 của Hiến pháp. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Cơng dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

Như vậy, cử tri cần phải nhận định rõ hoạt động tiếp xúc cử tri là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp mà tại đây mọi cá nhân, tổ chức tham gia đều có thể bày tỏ nguyện vọng, thể hiện các ý kiến, kiến nghị của mình để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và thực hiện trách nhiệm của công dân đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hơn nữa, cử tri cần phải đổi mới tư duy trong thời kỳ hội nhập, tránh những kiến nghị mang tính chất thụ động, trơng chờ vào sự bảo trợ của xã hội hoặc kiến nghị mang chủ nghĩa cá nhân hay lạm dụng tự do ngơn luận để đả kích, xâm phạm nhân cách người khác... mà cần

tích cực thu thập, trao đởi, nghiên cứu thơng tin để có những kiến nghị cụ thể, sâu sát, mang tính chất hiến kế, xây dựng chính quyền từ địa phương đến trung ương ngày càng trong sạch, vững mạnh. Ngoài ra, cử tri cần chủ động, đa dạng hình thức kiến nghị có thể qua đường bưu chính, viễn thơng hoặc trực tiếp gặp đại biểu để trình bày. Thơng qua hoạt động tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, cử tri có thể trực tiếp giám sát hoạt động của đại biểu do mình bầu ra; đồng thời có thể góp ý, kiến nghị và bày tỏ sự tín nhiệm của mình để góp phần nâng cao năng lực đại biểu Quốc hội.

Năm là, đổi mới và nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức hữu quan

về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Các cơ quan, tổ chức hữu quan cần xem việc tham gia hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội là dịp để nắm bắt tốt hơn tình hình thực tiễn đời sống của nhân dân và công tác quản lý nhà nước, để từ đó có thể thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w