Cải tiến hình thức, nội dung tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 95 - 96)

Trên cơ sở Báo cáo và đề xuất của Đảng đồn Quốc hội, Bộ Chính trị đã có Thơng báo kết luận số 144-TB/TW ngày 28/3/2008 về một số vấn đề về tổ chức, hoạt động của Quốc hội và Đảng đồn Quốc hội, trong đó đã xác định một trong những phương hướng nhiệm vụ cần tiếp tục nghiên cứu của Quốc hội trong thời gian tới là đổi mới mạnh mẽ việc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội cả về nội dung, cách thức tở chức; khắc phục tính đơn điệu, hình thức theo chế độ hội nghị. Từng đại biểu Quốc hội cần có kế hoạch cụ thể, thiết thực thâm nhập vào các hoạt động của đời sống xã hội ở địa phương để hiểu rõ những yêu cầu của thực tiễn và tâm tư, nguyện vọng của cử tri, qua đó đại biểu Quốc hội mới có thể thực hiện được vai trò đại biểu của nhân dân và nhân dân mới đặt niềm tin vào Quốc hội.

Kết luận của Bộ Chính trị nêu trên là cơ sở định hướng quan trọng để Đảng Đồn Quốc hội tở chức triển khai việc xây dựng các đề án về đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội và tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung, hình thức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội những năm qua; trên cơ sở các báo cáo kết quả khảo sát, hội thảo của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án đổi mới công tác tiếp xúc cử tri cho thấy, các quy định của pháp luật hiện hành về nội dung, hình thức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội đã và đang tỏ ra không còn phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Thực tiễn cũng đã chứng minh các quy định về hình thức hội nghị đã tỏ ra “cứng nhắc, thủ tục, hành chính hóa” hoạt động tiếp xúc cử tri vốn rất cần cơ chế điều chỉnh linh hoạt. Các quy định về nội dung chương trình tiếp xúc cử tri trong hội nghị trước và sau kỳ họp Quốc hội được áp dụng cho các cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, tiếp xúc cử tri ở nơi làm việc, nơi cư trú là khơng phù hợp, do tính chất, nội dung, mục đích cụ thể của các cuộc tiếp xúc là khác nhau.

quả hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội nói riêng, ngày 01/11/2011 vừa qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 271/NQ-UBTVQH13 Về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Tại Điều 5 Nghị quyết này quy định cải tiến, đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Thông báo rộng rãi, công khai và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân có thể dự các cuộc tiếp xúc cử tri, bảo đảm để đại biểu Quốc hội có thể trực tiếp tiếp xúc với cử tri. Tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu Quốc hội lựa chọn. Căn cứ vào thực tế ở từng địa phương, Đoàn đại biểu Quốc hội chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân địa phương để đại biểu Quốc hội có hình thức tiếp xúc cử tri phù hợp, tạo khơng khí cởi mở, dân chủ, trao đởi thẳng thắn giữa cử tri và đại biểu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w