Hoàn thiện cơ chế giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tr

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 113 - 114)

Như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri là pháp luật hiện hành chưa quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội về giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Hơn nữa, pháp luật tuy có quy định về trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri nhưng chưa được rõ ràng, nhất là chưa có quy định về trình tự, thủ tục, phạm vi để các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan hoặc người đứng đầu cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Do vậy, cần thiết phải bổ sung các quy định của pháp luật về giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, cụ thể:

Một là, qui định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội về

giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Đây là vấn đề rất quan trọng nhằm bảo đảm cho đại biểu có thể thực hiện quyền năng của mình trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; đồng thời qua đó, góp phần tăng cường các hoạt động giám sát, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết kiến nghị của cử tri trong thực tế.

Hai là, quy định thẩm quyền, trách nhiệm của Đồn đại biểu Quốc hội

trong việc tở chức các hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tở chức ở địa phương; phối hợp với Đồn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương.

Ba là, quy định rõ trách nhiệm của Ban Dân nguyện trong thực hiện giám sát

việc giải quyết kiến nghị của cử tri đã chuyển đến các cơ quan, tở chức có thẩm quyền ở trung ương; việc xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri để Uỷ ban thường vụ Quốc hội để trình ra kỳ họp Quốc hội.

Bốn là, xây dựng quy trình tở chức chức các hoạt động giám sát việc giải

quyết kiến nghị của cử tri, xác định rõ trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Năm là, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tở chức có thẩm quyền ở

trung ương và địa phương trong việc giải quyết kiến nghị và trả lời cử tri, đồng thời gửi kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban Dân ngụn. Các cơ quan, tở chức có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để tở chức hoặc người có thẩm quyền tiến hành giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w