Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội gắn liền với quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 91 - 92)

đại biểu Quốc hội gắn liền với quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội

Đại hội lần thứ X của Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục đổi mới tở chức và hoạt động của Quốc hội. Hồn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội” [20, tr.126].

Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đề cập việc đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam, trong đó tiếp tục đởi mới tở chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, đởi mới tở chức và hoạt động của Quốc hội nói riêng, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội để cử tri lựa chọn và bầu những người thực sự tiêu biểu vào Quốc hội. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách; có cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri. Tiếp tục phát huy dân chủ, tính cơng khai, đối thoại trong thảo luận, hoạt động chất vấn tại diễn đàn Quốc hội.

Đảng ta cũng đã chỉ rõ cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng luật, pháp lệnh; luật, pháp lệnh cần quy định cụ thể, tăng tính khả thi để đưa nhanh vào cuộc sống. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là các cơng trình trọng điểm của quốc gia, việc phân bở và thực hiện ngân sách; giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Ở nước ta, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gắn liền với việc phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải

cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí...Quá trình đởi mới cả về phương diện tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội đòi hỏi phải đổi mới hoạt động của đại biểu Quốc hội. Trên thực tế, đại biểu Quốc hội giữ vai trò “hạt nhân” quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội trên cả ba chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thì hoạt động tiếp xúc, gần gũi với cử tri của đại biểu Quốc hội cũng cần được đề cao và đổi mới hơn nữa. Để thực thi tốt chức năng lập pháp và chức năng giám sát của mình, Quốc hội mà trực tiếp là các đại biểu Quốc hội cần phải giữ mối quan hệ thường xuyên và mật thiết với các cử tri. Đại biểu Quốc hội giữ vai trò là “cầu nối” của cử tri với Nhà nước, kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của cử tri thì đòi hỏi hoạt động của mỗi đại biểu Quốc hội cũng phải đổi mới cả về nhận thức, về cách thức hoạt động, để qua đó, đại biểu Quốc hội ngày càng gần dân hơn, nắm bắt được đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; bảo đảm để mọi hoạt động của Quốc hội đều “do nhân dân” và “vì nhân dân”.

Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri sẽ góp phần chuyển tải ý kiến, kiến nghị của cử tri đến với Quốc hội và các cơ quan trong bộ máy nhà nước; và trong quá trình nghiên cứu, giải quyết, các kiến nghị của cử tri có thể thẩm thấu vào các quyết định của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, tạo nên tính phù hợp, đúng đắn trong các quyết định vì mục tiêu và lợi ích của nhân dân.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w