Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri gắn liền với q trình dân chủ hóa mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 88 - 91)

chủ hóa mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định:

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.

Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện. Cương lĩnh cũng xác định:

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức,

quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh thì trong xây dựng nhà nước, dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:

(I) Nhân dân tham gia bầu cử các đại biểu của mình vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; (II) Nhân dân tham gia các công việc quản lý nhà nước ở địa phương cơ sở; (III) Nhân dân tham gia xây dựng, đánh giá chủ trương, chính sách của Nhà nước Trung ương và chính quyền các cấp ở địa phương, góp ý kiến điều chỉnh, bở sung, sửa chữa các chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn; (IV) Nhân dân có quyền giám sát và chất vấn về hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước, các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân; (V) Nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo phát hiện và đề nghị thanh tra, xử lý các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, các vụ việc vi phạm chính sách, luật pháp, đạo đức của cán bộ, cơng chức; (VI) Nhân dân có quyền đòi hỏi các cơ quan, tở chức nhà nước và cán bộ cơng chức có thẩm quyền phải cơng khai mọi hoạt động của mình, cung cấp thông tin kịp thời theo quy định để dân biết, dân bàn và dân kiểm tra.

Trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước, quyền dân chủ và làm chủ của nhân dân được thực hiện bằng phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. [27, tr.163].

Việc mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước, xây dựng các chính sách, pháp luật ở nước ta tiếp tục được đề cao, được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng và được thể chế hóa trong Hiến pháp. Hiến pháp nước ta năm 1992 đã khẳng định: "Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân..." (Điều 2).

"Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân..." (Điều 6), "Cơng dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý" (Điều 53).

Coi trọng các hình thức tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước trong giai đọan hiện nay không chỉ đòi hỏi từ qúa trình hội nhập quốc tế mà quan trọng hơn, nó xuất phát từ những yêu cầu khách quan của quá trình đởi mới nền kinh tế - xã hội nước ta, dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội cũng như yêu cầu tự thân của bộ máy Nhà nước. Mở rộng sự tham gia mạnh mẽ của người dân vào các quá trình ra các quyết định, các hoạt động quản lý nhà nước sẽ đóng góp quan trọng bảo đảm các quyết định của Nhà nước thật sự vì dân, hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội thật sự dân chủ, kinh tế phát triển, giữ ởn định chính trị - xã hội trong điều kiện hiện nay.

Để xây dựng Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân cơng, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, thì cần thiết phải xây dựng tở chức bộ máy và đổi mới phương thức hoạt động của đại biểu Quốc hội. Trong đó, cần đởi mới, hồn thiện chức năng dân nguyện của Quốc hội cả về phương diện pháp lý và tổ chức bộ máy. Một trong những phương thức bảo đảm Quốc hội thật sự gần dân và tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là phải hoàn thiện cơ chế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội đòi hỏi hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội cần phải tiếp tục đởi mới, hồn thiện cả ở phương diện lý luận và pháp luật.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w