Trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo của một số đồn cơng tác đi nghiên cứu học tập kinh nghiệm nước ngoài của cơ quan của Quốc hội và tài liệu nghiên cứu của một số chuyên gia [7], [8], [18], [24], [25] cho thấy:
- Về tính đại diện của đại biểu Quốc hội (Nghị sỹ): đa số Nghị sỹ các nước được bầu theo đại diện của các đảng phái chính trị và đại diện cho cử tri ở một vùng nhất định;
- Quan niệm về tiếp xúc cử tri của nghị sỹ ở các nước cũng rất khác nhau: Ở một số nước có cơ chế bầu cử một đại biểu đại điện cho một khu vực bầu cử và theo giới thiệu của đảng tranh cử thì quan niệm tiếp xúc cử tri là hành động của cá nhân đại biểu gặp gỡ cử tri của mình, giữ mối liên hệ với cử tri để thực sự được tín nhiệm hoặc thể hiện “sự chịu trách nhiệm” từ cuộc bầu cử. Hoạt động tiếp xúc cử tri là trách nhiệm cá nhân của từng đại biểu của đảng chính trị với cử tri. Ở một số nước như Anh, Canada,
Xingapore …thì có quan niệm về “Quan hệ với đơn vị bầu cử”, là trách nhiệm cá nhân của một nghị sỹ với khu vực lãnh thổ bầu ra để đại diện cho tiếng nói của cử tri của khu vực trong suốt thời gian nhiệm kỳ ở hạ viện hoặc cơ chế một viện.
- Khái niệm “quan hệ với đơn vị bầu cử” là khái niệm phổ biến ở các nền dân chủ phương Tây, với nghĩa chỉ mối liên hệ thường xuyên giữa cá nhân đại biểu với cử tri đã bầu ra mình trong suốt quá trình làm đại biểu - quá trình đại diện và thực hiện các chức năng đại diện như lập pháp, giám sát, quyết định .v.v. để bảo đảm quá trình đại diện cũng như thực hiện chức năng đại diện được hợp pháp. Điều đó cũng xuất phát từ cội nguồn của hoạt động tiếp xúc cử tri đã được thực hiện bởi cuộc bầu cử. Tính hợp pháp đó phải được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện chức năng đại diện đã được nhân dân (cử tri) ủy quyền.
Quan hệ với đơn vị bầu vử và giữ liên hệ với đơn vị bầu cử là một trong những những nhiệm vụ quan trọng của nghị sỹ các nước. Do vậy, ở nhiều nước khơng có quan niệm về “giữ liên hệ với cử tri” mà thường dùng khái niệm “giữ mối liên hệ với đơn vị bầu cử”. Theo kết quả nghiên cứu của Ts. Nguyễn Chí Dũng [18] thì khái niệm “giữ liên hệ với đơn vị bầu cử” được sử dụng phổ biến ở các nước theo hệ thống dân chủ nghị viện truyền thống hoặc theo truyền thống luật Anglo Sacxong. “Đơn vị bầu cử” trong luật bầu cử của các nước như: Anh, Canada, Singapore, Úc, New Zealand chính là một khu vực lãnh thổ được chia nhỏ ra từ quốc gia với mục dích để mỗi khu vực được bầu một Nghị sỹ đại diện cho cử tri khu vực đó tại nghị viện.
Ơng Kevin Deveau, nguyên là nghị sỹ ở một tỉnh bang ở Canada, là chuyên gia cố vấn kỹ thuật của dự án Tăng cường năng lực các cơ quan dân cử của Việt Nam đưa ra định nghĩa về quan hệ với đơn vị bầu cử là “một quá trình trong đó các đại biểu dân cử, nghị viện và hội đồng nhân dân và các đảng chính trị xây dựng các chương trình thực hiện giữ mối liên hệ thường xuyên với các công dân - cử tri ở một khu vực bầu cử, những người đã thông
qua bầu cử mà ủy quyền cho các đại biểu của mình thực hiện các chức năng nhà nước của cơ quan dân cử, bảo đảm quá trình này phản ánh các lợi ích của cử tri và bảo đảm các quyết định của cơ quan nhà nước có tính đến các quan điểm, ý kiến của các cử tri và các nhóm lợi ích bị ảnh hưởng bởi các quyết định đó”.
Qua nghiên cứu cho thấy, ở các nước mà Nghị sỹ được bầu để đại diện cho một nhóm cử tri tại nghị viện và chịu trách nhiệm trước nhóm cử tri này, do đó nghị sỹ phải thường xuyên liên hệ và giao tiếp với nhóm cử tri để thực hiện nhiệm vụ và báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ đại diện.
Như vậy, ở các nước khác nhau trên thế giới, quan niệm về khu vực bầu cử và cử tri có thể thay đởi nhưng mối liên hệ theo trách nhiệm đại diện giữa đại biểu với cử tri khơng thay đởi và thống nhất trên tồn cầu.